lundi 29 décembre 2008

1 cuộc đời

..có thể nào ....


có 1 cuộc đời như thế ..Đà nẵng, cách đây hơn 30 năm, có 1 cô ca sĩ trẻ

Thuý hát rất hay, hay hát trong các phòng trà và bar

Thuý rất đẹp

và 1 chàng trai đem lòng yêu, Thuý rất hạnh phúc lúc đó

cách đây khoảng 25 năm, chàng trai, đã thành bs, bổng nhiên bỏ Thuý đi lấy vợ. Và sau đó vượt biên, cùng vợ qua Mỹ

Thuý đau đớn, khổ sở, khóc v.v., và không làm gì nữa

ngày nầy qua tháng kia, sau 1 thời gian ở miết trong phòng, bắt đầu lang thang, nói 1 mình trong phồ, lầm thầm hát, hay đôi lúc hát to,những bài hát tiền chiến, những bài nói dến chuyện dỡ dang

tóc tai bù xù,nhưng vẻ đẹp vẫn thoang thoảng đâu đó

đôi khi Thuý leo tường hàng rào trường Trung học, ngồi trên đó, và hát nho nhỏ

anh chàng bs có trở về ĐN, quê anh ta 1 lần, nhưng xem Thuý là người lạ, không màng, không ngó

Thuý hay ra biển, trầm mình xuống biển với cả đồ đang mặc, rồi lên bờ, lang thang

đôi khi, gặp người qua đường, Thuý hay nói la anh ta dể thương, đôi khi Thuý giận dữ, và bảo là anh ta bội bạc

mọi người gọi là Thuý khùng, nhưng thương hại Thuý


cách đây không lâu, Thuý mất, vì bệnh không chữa


có thể nào điên vì tình ?


Lt chỉ nghe nói lúc xưa

nhưng giờ thì man mác


tình đời cho 1 kiếp khốn khổKhông ai biết vì sao anh chàng bs bỏ Thuý. Đoán là lúc còn hàn vi như sinh viên, anh ta còn thấy thơ mộng khi yêu cô ca sĩ được nhiệu người ái mộ


chỉ thấy anh ta lấy 1 cô con nhà có tông có tích


vi` nghĩ là bs (dù thất nghiệp) mà đi với xướng ca vô loại thì .... gia đình không ứa lắm


vài tuần trước khi anh ta lấy vợ, Thúy biết được, và khóc và ẩn trong nhà


và khi ra khỏi phòng thì đã là người mất thần


Thuý không tai tiếng gì tại ĐN


và anh chàng đó thì từ ấy không về ĐN nữa


có gì làm con người bị thôi miên đến bổng nhiên mất tâm thần ?


bà Thuý là 1 nhân vật mà nhiều dân ĐN biết

những gì riêng tư giữa anh bs và bà Thuý thì thật tình kg ai biết


nhưng chuyện anh ta thình linh cưới vợ, thì mọi người bất ngờ, như Thuý


và dù sao đi nữa, chuyện anh ta về ĐN, không ngó ngàn người xưa đã điên vì mình, hay không, thì là chuyện bất nhân mà dân ĐN biếtThat la` chuyện lạ lùngNQ71107
mộng thấy mong manh
.
.


Có một chiều
ngoài sân lá vàng
ngập lối mòn
chỉ thấy hoài mong

có cánh hồng
giờ đây khép lại
từng đêm dài
mộng thấy mong manh

có nụ cười
ngày xưa đã vội
héo lâu rồi
đã tắt trên môi


buồn như lá
rơi rớt ngày thu
người đâu thấy
chỉ thấy chờ mong
buồn như khói
ôm khắp đời tôi
chiều hấp hối
sương thắm vành môi


có những đời
đầy cơn gió lạnh
vừa thu tàn
lại phủ đêm đông

vắng tiếng cười
giờ đây hoang lạnh
tôi hỏi lòng
sao quá mong manh
tôi hỏi lòng
đâu hởi tình xanh

TT
51107

người không bóng

.

người không bóng


Một thằng bạn, đã một lần hạnh phúc, có hai con, nhưng đổ vỡ, và sau đó về VN sống

Anh ta hơi, nhiều thì đúng hơn, tự ái và, như một số các giáo sư đại học tai Sgn, biết tâm lý của các loại đá nhiều hơn phụ nữ

Sau nhiều năm cô đơn, một lần, tôi thấy trong các tấm tranh của anh ta luôn luôn có anh ta trong tranh với bóng, nhưng bóng đó là dáng một cô gái

Trong cuối chiều, tại SunWah :

- ai đó ?

- một cô quen 6 tháng rồi, khi mình bắt đầu vẽ các tranh nầy

- thế nào ?

- mình thấy nhớ khi xa

- giống như thời áo trắng ?

- hơi vậy

- bây giờ ?

- cô ấy đi xa rồi

- đi đâu ?

- Paris

- không hợp nữa ?

- không phải vậy, không biết vì sao

"mình và cô ấy thích nhau, hợp nhau lắm. Quấn quít nhau nên có những tấm tranh như vậy

Một hôm, cô ấy đến nhà mình trong cơn mưa lớn, người ướt sũng, chưa lịp lau, nhìn mình









"anh, em được 1 học bổng đi pháp từ 1 tháng nay, em phân vân mãi, hôm nay, em muốn anh quyết định cho em "

Mình cảm thấy buồn, tự ái. Sao con người vô tình thế, sao có thể cân nhắc tình cảm với tương lai, sao coi thường tình cảm mình như vậy ....

Tặc lưỡi


" em đi pháp đi ..., sao còn đến hỏi anh "

Thế là cô ta, đứng lên

"chào anh, em về... ", ra cửa, người vẫn đẫm nước mưa, vai rung nhè nhẹ ...


- bây giờ, cô ta làm gì ?

- không biết, mình không liên lạc với cô ta nữa, từ khi cô ta đi

- mầy ngố lắm mầy có biết không ? mầy biết rỏ phản ứng của những làn không khí trên mặt phẳng một thể chất trong một môi trường - 60 oC, nhưng mầy chả biết nồng độ đắng của nước mắt dưới mưa

Cô ta đến để nghe chính mầy nói là cô ta nên ở lại...


Han vội vàng lấy đt ra, điện cho người quen


Đóng đt lại, han buồn nói " cô ta lấy chồng VK pháp do gia đình sắp đặt "


Thế là các bức tranh sau, chỉ còn một người

không có bóng, như ...


xưa

NQ

7112007

bâng khuâng ...

.



.bâng khuâng .....


nếu . .tình mình sau nầy có cũ
nếu em không rủ
anh có tới không anh ...

tình mình sau nầy có thiên thu
anh có ca bài
10 năm tình muộn



tình mình sau nầy
tình mình liệu có cũ không anh









nếu

tình mình có cũ
anh có còn mơ lại dáng em xưa
có còn ngồi đọc lại những vần thơ




có ngồi đọc lại
những ngang dọc đời ta
đời lãng du
tình lãng du

TT 0107
.chiến trường xuân ..



đêm xuân bổng hứng .... xáp lá cà
dưới trăng thong thả địch .... dàn ra
hai đồi thung lũng mờ mờ ảo
khe suối giữa rừng .... chốt ... quân ta


đúng ngọ sẵn sàng .... quân tiến ra
địch trong nháy mắt ... kẹp quân ta
giao tranh la hét tìm đường .... tiến
lội suối băng rừng địch kêu .... ca


tiến lùi ... pháo bắn khi ....hết đạn
kiệt sức, chiến trường .... quá dã man
cầm quân khổ tướng tìm đường .... tháo
thử sức đầu xuân thắng vẫn .... than


Lt

2020207

dimanche 28 décembre 2008

Trinh Cong So'n, 3

Trinh Cong So'n, 3
.

.

Sao lại chỉ phản chiến ?

sao mọi người, ngay cả chúng ta, có thể thích Lennon mà không cần biết ông ta phản chiến, Dylan mà không cần biết ông ta bụi đời hay drop out, Jeager mà bất cần cuộc đời sa đọa anh ta, Picasso mà không màng đến việc ông ta vủ pu với vợ và người cha vô trách nhiệm, Schweizer mà mặc kệ ông ta là người cha tồi tệ, Einstein là 1 người chồng vô ân,....

mà chỉ trích TCS từng chân lông, từng hơi thở, từng chử, từng ý suy ra,....

chỉ vì các nhân vật trên là ngoại quốc ????

hay vì ta quá khắc khe với người "mình" như cha mẹ với con, hay người trong nhà, hay láng giềng ????


Một cô bạn, MiNo, viết về TCS"Tôi có một cái tật, khi thì mãi mê say sưa nói, lắm lúc lại muốn như dè sẻn từng lời. Chẳng biết vì sao, nhưng đôi khi lại thấy mình như con chim chuyền cành rít ríu, lúc giật mình lo sợ một cành cong.

Trong tôi nhiều bão nổi, chuyện của bạn, của ngày mai anh đi và nhiều nhiều nữa, giờ tôi chỉ muốn ngồi câm như thóc.

Nói gì ư? Nhất là về Trịnh Công Sơn. Tôi biết quá nhiều về ông như là một người thân thuộc, và cũng biết quá ít như một người hoàn toàn xa lạ.

Thân thuộc, gần gũi nhất là nhạc của ông nuôi tôi lớn lên thay cho tiếng ầu ơ câu hò ngọt lịm ca dao tục ngữ. Tôi nghe Diễm Xưa, Hạ Trắng, Ru Ta Ngậm Ngùi khi còn nằm nôi, và bập bẹ hát khi vừa biết đọc chữ. Nhạc của ông thân quen đến độ tôi từng ngỡ rằng tôi biết tất cả những bài nhạc của ông và có thể mở lời cất tiếng hát dẫu chưa từng thấy qua bài nhạc đó lần nào, như một ca sĩ thực thụ đọc xướng âm nhanh như đọc chữ. Năm tháng dạy tôi rằng tôi sai lầm hoàn toàn. Nhạc của ông có đơn giản cách mấy đi nữa, ca từ lúc nào cũng phức tạp, khó hiểu, hoặc mơ hồ, mang nhiều ý nghĩa.

Với thời gian, nhạc của ông, từ chữ từng lời có những thay đổi lớn trong tôi.

Thuở bé, rời Sài Gòn đi thăm Đà Lạt, mỗi một lần xe đến gần hơn, không gian lạnh hơn, tôi lại nghĩ về bài Biển Nhớ. Ngồi trên xe đò lẩm nhẩm "chiều sương ướt đẫm sơn khê" tôi nôn nao chờ những giây phút tôi đặt chân xuống lòng phố, hớn hở nhìn con dốc dài quen thuộc. "chiều sương ướt đẫm sơn khê" đó chính là Đà Lạt của tôi đó, với rừng thông trùng điệp vây quanh, với con thác Đa tăng la ào ạt, sâu kín.

Những ngày ở Sài Gòn, mỗi một dịp đưa tiễn một người ra đi xuất ngoại tôi lại nghĩ đến "Biển Nhớ" với câu chào "Ngày mai em đi" đến với cô, với chú, với anh với chị và những người đã may mắn hơn tôi, hơn gia đình tôi. Ôm cây đàn ngồi hát với bạn bè "Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về" tôi đã chực rơi nước mắt cho một cuộc chia ly, dẫu không là vĩnh viễn, nhưng cũng đủ ngậm ngùi khi nhìn những người thân còn ở lại.

Hay như những ngày tôi ngu ngơ đứng đợi ở bến xe bus, trên một con lộ lớn, cặp sách nặng trĩu trên vai và tự nhiên mắt cay cay khi ngước nhìn những ngọn đèn trơ trọi bên đường, một dãy đứng im lặng cô đơn... "thành phố mắt đêm đèn vàng" xa lạ này tự khi nào là chốn tôi lui tới đi về...

Biển Nhớ thật không phải là bài tâm đắc của tôi, chỉ là một trong nhiều bài hát của TCS đã gắn với cuộc đời tôi, nằm sâu trong tâm tưởng. Và như triệu triệu tâm hồn khác, tôi yêu nhạc của ông mà đôi khi không cần biết vì sao, không cần biết đến những lý giải về ý nghĩa của từng câu viết, ca từ, không màng đến những đánh giá, phê bình về thái độ, con người hay quan điểm chính trị của ông. Bình dị nhất tôi thích lần ông xoa đầu tôi và bảo "Hắn là tên hát "Lá ná trên cao rụng đầy" vì mi viết lá úa mà hắn đọc không ra đây hỉ"Nói gì ư? Nhất là về Trịnh Công Sơn. Tôi biết quá nhiều về ông như là một người thân thuộc, và tôi cũng biết quá ít như một người hoàn toàn xa lạ.

Thân thuộc, gần gũi nhất là nhạc của ông nuôi tôi lớn lên thay cho tiếng ầu ơ câu hò ngọt lịm ca dao tục ngữ. Tôi nghe Diễm Xưa, Hạ Trắng, Ru Ta Ngậm Ngùi khi còn nằm nôi, và bập bẹ hát khi vừa biết đọc chữ. Nhạc của ông thân quen đến độ tôi từng ngỡ rằng tôi biết tất cả những bài nhạc của ông và có thể mở lời cất tiếng hát dẫu chưa từng thấy qua bài nhạc đó lần nào, như một ca sĩ thực thụ đọc xướng âm nhanh như đọc chữ. Năm tháng dạy tôi rằng tôi sai lầm hoàn toàn. Nhạc của ông có đơn giản cách mấy đi nữa, ca từ lúc nào cũng phức tạp, khó hiểu, hoặc mơ hồ, mang nhiều ý nghĩa.

Với thời gian, nhạc của ông, từ chữ từng lời có những thay đổi lớn trong tôi.

Thuở bé, rời Sài Gòn đi thăm Đà Lạt, mỗi một lần xe đến gần hơn, không gian lạnh hơn, tôi lại nghĩ về bài Biển Nhớ. Ngồi trên xe đò lẩm nhẩm "chiều sương ướt đẫm sơn khê" tôi nôn nao chờ những giây phút tôi đặt chân xuống lòng phố, hớn hở nhìn con dốc dài quen thuộc. "Chiều sương ướt đẫm sơn khê" ông viết chính là cho Đà Lạt tôi đó, với rừng thông trùng điệp vây quanh, với những con thác ào ạt, sâu kín...

Những ngày ở Sài Gòn, mỗi một dịp đưa tiễn một người ra đi xuất ngoại tôi lại nghĩ đến Biển Nhớ với câu chào "ngày mai em đi" gởi đến cô, với chú, với anh với chị và những người đã may mắn hơn tôi và gia đình tôi. Khi tôi là người ra đi, ôm cây đàn ngồi hát với bạn bè "ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về" tôi đã chực rơi nước mắt cho một cuộc chia ly, dẫu không là vĩnh viễn, nhưng cũng đủ những nhớ nhung, ngậm ngùi khi biết rằng cuộc đời đang rẽ ngõ.

Hay như những ngày tôi ngu ngơ đứng đợi ở bến xe bus, trên một con lộ lớn, cặp sách nặng trĩu trên vai và tự nhiên mắt cay cay khi ngước nhìn những ngọn đèn trơ trọi bên đường, một dãy đứng im lặng cô đơn... "thành phố mắt đêm đèn vàng" -ở đất nước xa xôi này- tự khi nào là chốn tôi lui tới đi về...

Biển Nhớ thật không phải là bài tâm đắc của tôi, chỉ là một trong nhiều bài hát của TCS đã gắn với cuộc đời tôi, nằm sâu trong tâm tưởng. Và như triệu triệu tâm hồn khác, tôi yêu nhạc của ông mà đôi khi không cần biết vì sao, không cần biết đến những lý giải về ý nghĩa của từng câu viết, ca từ, không màng đến những đánh giá, phê bình về thái độ, con người hay quan điểm chính trị của ông. Bình dị nhất, tôi thích lần ông xoa đầu tôi và bảo "Hắn là tên hát "Lá ná trên cao rụng đầy" vì toa viết lá úa mà hắn đọc không ra đây hỉ" "

Khi người yêu có .... bồ

Trăm năm bia đá cũng mòn ,

bia chai cũng bể ,

chỉ còn bia ... ôm.

khi ngu'o'`i yêu ... 1


.

.

Khi người yêu có .... bồ

.

.

Lt không thể vạch đời tư những người đã, đang hay sẽ yêu, firends tren blog Lt, ra cho các bạn xem


Lt chỉ nói chuyện đã qua


khi Lt tình cớ xem blog hay trang giấy trắng, thấy nàng viết cho "chàng" Lt, rất thông minh, biết ngay là nàng không viết cho Lt, mà là cho .... chàng


phải nhạy bén lắm mới biết và nắm chắc được vấn đề tế nhị. Và nàng yêu Lt chũng vì sự nhạy bén Lt và sự tế nhị cũa Lt


thí dụ cụ thể là những khi đi xóa đói sự nhạy bén giúp Lt biết là den giờ nào phải về nhà và sự tế nhị giúp Lt biết là phải leo tường vào để khỏi đánh thức giấc ngũ của người yêu dấu của người yêu cần dấu


trở lại vấn đề các dan ong quan tâm: khi nào người yêu có bồ ?


có vài điểm cần lưu ý, vì nó là dấu mốc, y chang như chình yêu của người yêu của bạn (có để ý là nhiều chử yêu và bạn kg ? ), hay với bạn :

- khi người yêu đổi cách kêu từ "anh" qua "ông"







- khi người yêu đổi cách nhìn từ "lã lướt, tòng phục, kính trọng, âu yếm, v.v. " (trong cách nhìn -ảo tưởng- của bạn ) qua thành (không ảo tưởng tí nào ) khinh bỉ, hững hờ, dững dưng.....

Lt vừa chỉ 2 điểm dể nhận thấy khi người yêu có bồ


3- nhiều nhà thơ vì lãng mạn, vì có ý đồ, vì quá nhiều tuổi nên không nhớ, nên hay đề cao "tình yêu không cần, có, đợi, kể, hay v.v. để dể dàng quyến rũ nàng, làm bộ, tơ .

đối với nàng vị thành niên, thì là rung động bình thường của vòng vàng do gà cồ mua (.... lòng)

đối với gà cồ, thì là run động do parkinson, phần trên, và dục vọng đê hèn, phần dưới

thế là tình yêu đã đến

và tình yêu đi, khi người yêu rung vì các thứ khác

và vi` chính bạn hết run, cả trên hay dưới, nhất là dưới


4- qui trình tình yêu là : man mác, nhớ, tương tư, giận, hờn, ghen, rồi vào vòng lẩn quẩn nhớ, tương tư, giận, hờn, ghen, nhớ, tương tư, giận, hờn, ghen,


nhưng khi tình yêu ôm gói ra đi không hẹn ngày trở lại thì
qui trình đó là tìm cách giận hờn, dững dưng, không đón cũng như chẳng đưa,

và canh chẳng ngọt, mía chẳng bùi ...

đó là lúc bạn nên chủng bị tinh thần để nhận những cú sóc ..

... từ mọi phía


còn tiếp

Viet K..i..u ..

Viet K..i..u ..


..Việt Kìu là ... bộ phận không ..... giống ai ..


1 chuyện ngoài tưởng tượng


1 nữ bác sĩ tai benh vien tai Sgn

lấy 1 VK, Mỹ

khi cô ta làm thủ tục theo chồng đi mỹ. Sú quán mỹ đt bệnh viện kiểm tra 1 số thông tin

thế là bệnh viện cho cô ta nghĩ, vì ...

cô ta lấy việt kiều

không

không vì cô ta sẽ được đi mỹ (sứ quán chưa cho vísa)

không phải vì cô ta xin đi mỹ

không phải vì cô ta sẽ đi mỹ

mà vì cô ta lấy VK








mặc dù thủ tục mất vài tháng và có khi cả năm

đó là lý do chính thức

nhưng chưa hết

cô ta mất hết các năm thâm niên trong nhà thương (hưu)

chưa hết

cô ta không được quyền xin việc tại các cơ quan nhà nước

và cô ta thất nghiệp cà năm nay


may quá


bộ phận không giống ai, nhưng không thể tách rời, nuôi cô


ai bảo lấy VK là khổ

lấy việt kiều sướng lắm chứ

được thoát ly

Trinh Cong Son, 2

Trinh Cong Son, 2
.

.

Khúc quanh cuộc đời

.

.

Vóc dáng mảnh khảnh quen thuộc của TCS không ai có thể nghĩ rằng TCS đã có một thời trai trẻ là con nhà thể thao chính cống. Mỗi buổi sáng TCS đều quần một hai hiệp quyền Anh.

TCS đồng thời còn là đệ tử Vovinam từ những ngày đầu môn này được thành lập tại Sài Gòn và là vận động viên điền kinh 10 môn. Nếu người em trai của TCS không tung một cú quật, khiến ngực TCS đập mạnh xuống sàn nhà làm vỡ mạch máu phổi phải nằm giường suốt 2 năm, thì chắc chắn chúng ta chỉ có một vận động viên Trịnh Công Sơn... (chưa hẳn xuất sắc ?) và mất đi một Trịnh Công Sơn - tài năng âm nhạc.


----------

Tác phẩm đầu tiên

Mọi người nghĩ là Ước Mi


Nhưng 1 lần, TCS tiết lộ với Hông Hạnh

"Trên giường bệnh, mình suy nghĩ rất nhiều...". TCS nói "Bản nhạc đầu tiên đúng nghĩa của mình có tên "Sương đêm". Không ai biết sáng tác này. Nó đã bị thất lạc. Bản thân mình cũng không nhớ lời và nhạc như thế nào!?".


Và không phài KL là người hát đầu tiên cho TCS, và người làm TCS nổi tiếng


Ca sĩ đầu tiên hát TCS, Ướt Mi là Thanh Thuý, tại phòng trà Văn Cảnh, co TCS còn e dè, đưa bài hát


và sau đó là Lệ Thu

KL chì là người thứ 3


---------


Trịnh Vĩnh Trinh :

Lúc mẹ tôi mang thai tôi 4 tháng, ba tôi mất. Đó cũng đúng là lúc anh Sơn phải chuyển học vô Sài Gòn. Trước khi đi anh dặn mẹ tôi, ''Nếu sinh em gái thì đặt tên là Trinh'', mà không nói nếu sinh con trai đặt tên gì. Tôi có tên từ trước khi ra đời, Trịnh Vĩnh Trinh. Dòng bên nội nhà tôi con gái đều mang họ là Trịnh Vĩnh, còn con trai là Trịnh Xuân. Thực ra tên đầy đủ của anh Sơn là Trịnh Xuân Công Sơn.

- Anh Sơn luôn nói với tôi rằng phải hát nhạc của anh thật giản dị như là những lời tâm sự thôi, tránh lên gân và lạm dụng kỹ thuật. Tôi đã cố gắng làm theo lời anh dặn. Có thể chính vì sự mộc mạc như vậy mà người nghe đã chấp nhận tôi chăng? Còn anh, có lẽ anh thích những bài hát trên là vì chúng thật là trẻ.


- Tôi không thể đánh giá và xếp theo các tiêu chí về những người hát nhạc Trịnh. Chúng tôi hát nhạc của anh vì đơn giản chúng tôi giống như mọi người yêu những bài hát và tấm lòng của anh. Theo tôi, chỉ có thể nói rằng Khánh Ly là người hát nhạc Trịnh thành công nhất trong giai đoạn sáng tác đầu của anh. Những ca khúc anh Sơn viết sau này phù hợp hơn với những giọng ca trẻ. Cẩm Vân, Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Trần Thu Hà, Quang Minh, Quang Dũng... đều gắn được tên tuổi của mình vào một số ca khúc của anh. Tôi xin được nhắc ưu ái đến một giọng hát ít tên tuổi hơn là ca sĩ Lô Thuỷ. Tôi thấy giọng hát này có sức mạnh tiềm ẩn. Nếu được đầu tư đúng hướng tôi nghĩ cô ấy sẽ thành công trong những ca khúc của anh tôi.


Trịnh Công Sơn viết:

« Em ra đi, nơi này vẫn thế,

vẫn có em trong tim cuả mẹ ».


phải nói là lúc đó, vượt biên là việc phạm tội

Và CSVN xem là phản quốc, tội phản quốc



bây giờ trải thảm đỏ ra đón các "đại gia phản quốc" đi về, tâng bốc các đại gia để được tí tiền

Bài viết cho KL (KL vượt biển ) , và có ca sĩ hát và người nghe tại Sgn. Nhưng khi

KL hát trên VOA trong chương trình phát thanh về Việt Nam, CSVN cấm tịt, không cho phổ biến bài đó nữa


Và tại ngoại quốc, nhứt là Cali, những người chống công nhiệt tình vô bờ bến, thì không quên khi TCS hát NVTL ngày 30/4, nên lên án TCS là phản biện


phản quốc & phản biện : TCS ở giữa 2 lằn đạn

Trong lúc đó Lê Uyên Phương ra tác phẩm "Khi xa Sài Gòn " lại không bị chỉ trích trong lúc nội dung tương tự

Có lẽ vì LYP chọn hướng: định cư tại Mỹ

ở và đi. Sao chỉ vì sự lưa chọn đó mà phán con người. TCS có viết "tiến thoái lưỡng nan "

Theo Lt

chỉ có TCS mới biết "vẫn thế " là thế nào

nhưng 1 điều Lt biết, sau khi Trịnh Công Sơn bị giữ lại Huế và cứ một năm vài tháng, lại bị đưa đi trồng khoai sắn trên những cánh đồng còn gài đầy mìn tại Cồn Thiện, gần vĩ tuyến 17, cho đến năm 1979, TCS đã mất tất cả ảo tưởng, nếu có

Tong tan cong




Tổng tấn công




.

.

nửa đêm địch hở ta nhào ra
súng nạp đạn vào .... tháo giáp ra
đặc công len nhẹ qua ...... rừng rú
hai lính nhiệt tình ... giúp quân ta




địch vội phản công ..... xáp lá cà
đánh trên kích đưới, gỡ không ... ra
một bên la hét, bên ..... lao sức
phải thắng cho rôì ..... dù kêu ca




hai quân bỏ thủ cùng........ giao chiến
mưa gió tơi bơì mới ......... thu quân
bên ta hổn hển lau......... ngòi súng
bên địch mơ màng ....... dọn chiến ... khu


hai bên giao hữu thân nhu' thuở
đợi đến lúc nào địch .... hở ra

NQ

30/3/2005

Trinh Công So'n 1


Trinh Công So'n 1




..Trinh Công Sơn: tình, tác phẩm và chính kiến ..

Khi kỷ niệm TCS và có các bài về TCS đăng ở HatNang, Lt ở VN, nên ít tham dự vào topic nầy

bai nay soi vài khía cạnh phức tạp TCS, mà chính tác giả cố tình không mở cửa

Ngay cả trong gia đình TCS, chưa ai dám công nhiên nói là hiểu hết TCS. Chúng ta, như thầy bói mù (vì TCS cố ý) chỉ nghe, biết, cảm những gì TCS riêng rẽ, hay chung, cho biết

như 5 thầy bói, khi cùng nhau góp quan sát, có thể hiểu thêm TCS

Lt mong là khi tranh luận trên ý và cuộc đời 1 người đã mat, ta nên tranh luận trên ý và ý đời người đó, đừng gán và nhục mạ vì ddau thương riêng


Tóm tắt

Ngày sinh: 28-2-1939
Quê quán: Trị Thiên - Huế, sống ở Sài Gòn
Nhạc phẩm đầu tay: Ướt mi
Tác phẩm đã xuất bản:
- Tập nhạc: Ca nhạc Trịnh Công Sơn, Tình khúc Trịnh Công Sơn, Ca khúc da vàng, Kinh Việt Nam, Ta phải thấy mặt trời, Như cánh vạt bay, Khói trời mênh mông, Lời đất đá cũ ...
- Cassette: Hát cho quê hương Việt Nam, Sơn ca 7, 16 ca khúc thu a bằng tiếng Nhật tại Nhật Bản, Đĩa Vàng tại Nhật bài "Ngủ đi con", Tiếng hát Trịnh Công Sơn, Ru tình, Xin trả nợ người, Hoa vàng mấy độ, Bống bồng ơi, ...
- Video: Xin trả nợ người, Ru tình
... và nhiều CD nhạc khác.


-------

Tình Yêu

trích TCS


"Người ta nói trên trái đất không có gì ở ngoài qui luật cả. Nhưng tình yêu hình như cũng có lúc là một ngoại lệ. Tình yêu có thể nâng bổng con người nhưng cũng lắm lúc nhấn chìm kẻ háo hức. Tôi không tin những người quá lạc quan khi nói về tình yêu bằng thể khẳng định. Người ta có thể tin rằng mình được yêu và cũng có thể hiểu nhầm mình không được yêu.
Tôi không thể nói về một vấn đề mà chính bản thân mình cũng chưa hiểu hết. Chưa hiểu hết là nói theo kiểu đại ngôn chứ thật sự là hoàn toàn không thể hiểu. Nếu có người nào đó thách thức tôi một trò chơi nghịch ngợm thì tôi sẽ mang tình yêu ra mà đánh đố. Tôi e, không ai dám tự xưng mình am tường hết nội dung phong phú và quá phức tạp của tình yêu.
Có người yêu thì hạnh phúc; có người yêu thì đau khổ. Nhưng dù đau khổ hay hạnh phúc thì con người vẫn muốn yêu. Tình yêu vì thế mà tồn tại. Con người không thể sống mà không yêu. Hàng nghìn năm nay con người đã sống và đã yêu - yêu thật lòng chứ không phải giả. Thế mà đã có không biết bao nhiêu là tình yêu giả. Cái giả mà rất thật trong đời. Sự giả trá đó lúc biết được thì làm khổ lòng nhau biết bao nhiêu mà kể. Người giả, người thật nhìn nhau lúc bấy giờ ngỡ ngàng không biết thế nào nói được. Người thật thì nằm bệnh, người giả thì nói, cười huyên thuyên. Đời sống vốn không bất công. Người giả trong tình yêu thế nào cũng thiệt. Người thật thế nào cũng được đền bù.
Tình yêu thời nào cũng có. Nhưng có tình yêu kết thúc bi thảm đến độ có khi con người không dám yêu. Yêu mà khổ quá thì yêu làm gì. Có người đã nói như vậy.
Tôi đã có dịp đứng trên hai mặt của tình yêu và dù sao chăng nữa, tôi vẫn muốn giữ lại trong lòng một ý nghĩa bền vững: "Cuộc sống không thể thiếu tình yêu, nhưng yêu thì cay đắng lắm".

Trịnh Công Sơn


----------

Diễm của những ngày xưa








TCS viết
"Thuở ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến trường đại học văn khoa ở Huế.

Nhiều ngày, nhiều tháng của thuở ấy, người con gái ấy vẫn đi qua dưới những vòm cây long não.

Có rất nhiều mùa nắng và mùa mưa cũng theo qua. Những mùa nắng ve râm ran mở ra khúc hát mùa hè trong lá. Mùa mưa Huế người còn gái ấy đi qua nhòa nhạt trong mưa giữa hai hàng cây long não mờ mịt.

Nhà cô ấy ở bên kia sông, mỗi ngày phải băng qua một cây cầu rồi mới gặp hàng long não để đến trường.
Từ balcon nhà tôi nhìn xuống, cái bóng dáng ấy đi đi về về mỗi ngày bốn bận. Thời buổi ấy những người con gái Huế chưa hề dùng đến phương tiện có máy nổ và có tốc độ chóng mặt như bây giờ. Trừ những người ở quá xa phải đi xe đạp, còn lại đa số cứ đến trường bằng những bước đi thong thả hoàng cung. Đi để được ngắm nhìn, để cảm thấy âm thầm trong lòng, mình là một nhan sắc. Nhan sắc cho nhiều người hoặc chỉ cho một người thì có quan trọng gì đâu. Những bước chân ấy từ mọi phía đổ về những ngôi trường với những cái tên quen thuộc, đôi khi lại quá cũ kỹ.

Đi để được những con mắt chung quanh nhìn ngắm nhưng đồng thời cũng tự mình có thì giờ nhìn ngắm trời đất, sông nước và hoa lá thiên nhiên. Long não, bàng, phượng đỏ, muối, mù u và một giòng sông Hương chảy quanh thành phố đã phả vào tâm hồn thời con gái một lớp sương khói lãng mạn thanh khiết. Huế nhờ vậy không bao giờ cạn nguồn thi hứng. Thành cổ, đền đài, lăng tẩm khiến con người dễ có một hoài niệm man mác về quá khứ hơn và một phần nào cũng cứu rỗi cho con người ta khỏi vành đai tục lụy. Và từ đó Huế đã hình thành cho riêng mình một không gian riêng, một thế giới riêng. Từ đó con người bỗng đâm ra mơ mộng và ước mơ những cõi trời đất như không có thực.

Nhưng thật sự thực và mơ là gì? Thật ra, nói cho cùng, cái này chỉ là ảo ảnh của điều kia. Và với những ảo ảnh đó đã có một thời, khá dài lâu, những con người lớn lên trong thành phố nhỏ nhắn đó đã dệt gấm theo hoa những giấc mơ, giấc mộng của mình.
Đó cũng là thời gian mà mỗi sớm tinh mơ, mỗi chiều, mỗi tối, tiếng chuông Linh Mụ vang xa trong không gian, chuyền đi trên dòng sông để đến với từng căn nhà khép hờ hay đang đóng kín cửa.

Thời gian trôi đi ở đây lặng lẽ quá. Lặng lẽ đến độ người không còn cảm giác về thời gian. Một thứ thời gian không bóng hình, không màu sắc. Chỉ có cái chết của những người già, vào mùa đông giá rét, mới làm sực tỉnh và bổng chốc nhận ra tiếng nói thì thầm của lăng miếu, bia mộ ở những vùng đồi núi chung quanh.

Trong không gian tĩnh mịch và mơ màng đó, thêm chìm đắm vào một khí hậu loáng thoáng liêu trai, người con gái ấy vẫn đi qua đều đặn mỗi ngày dưới hai hàng cây long não để đến trường. Đi đến trường mà đôi lúc dường như đi đến một nơi vô định. Định hướng mà không định hướng bởi vì những bước chân ngày nào ấy dường như đang phiêu bồng trên một đám mây hoang lạc của giấc mơ.

Người con gái ấy đã đi qua một cây cầu bắc qua một dòng sông, qua những hàng long não, qua những mùa mưa nắng khắc nghiệt, để cuối cùng đến một nơi hò hẹn. Hò hẹn nhưng không hứa hẹn một điều gì. Bởi vì trong không gian liêu trai ấy hứa hẹn chỉ là một điều hoang đường. Giấc mơ liêu trai nào cũng sẽ không có thực và sẽ biến mất đi.

Người con gái đi qua những hàng cây long não bây giờ đã ở một nơi xa, đã có một đời sống khác. Tất cả chỉ còn là kỷ niệm. Kỷ niệm nào cũng đáng nhớ nhưng cứ phải quên. Người con gái ấy là Diễm của những ngày xưa."




----------

Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường :

"Sơn là một gã lữ hành cô độc, sống ẩn dật ngay ở chốn phố thị phồn hoa. Sơn chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Phật giáo, đó là một cõi vô thường. Tôi chỉ viết về những điều mà tôi biết về Sơn và chỉ có vậy."

---------

F Gerke (ca sĩ và nhạc sĩ Đức) :


Trịnh Công Sơn là một nửa âm nhạc Việt Nam. Mặc dù nhạc cách mạng của các anh rất hay. Hầu như bài nào cũng hay. Khỏe khoắn hùng tráng. Nhưng đó là nhạc hội hè, nhạc vui. Nhạc cho tất cả mọi người. Hầu hết nhạc sĩ các anh đều viết cho số đông. Người ta hát khi vui, hát ở chỗ đông người. Còn nhạc anh Sơn là nhạc chỉ dành cho một người. Khi nào buồn, khi nào cô đơn đến tuyệt vọng mà không còn biết nương tựa vào đâu nữa, người ta tìm về với Trịnh. Trịnh sẽ đón họ, nâng đỡ an ủi họ. Vì thế, tôi mới bảo Trịnh Công Sơn là một nửa âm nhạc Việt Nam... Nhạc Trịnh hay lắm. Hay một cách thấm thía. Lời ca của anh ấy rất đẹp. Đẹp như thơ...

Tong tan cong

Tong tan cong
.

.

Tổng tấn công
.

.

nửa đêm địch hở ta nhào ra
súng nạp đạn vào .... tháo giáp ra
đặc công len nhẹ qua ...... rừng rú
hai lính nhiệt tình ... giúp quân ta




địch vội phản công ..... xáp lá cà
đánh trên kích đưới, gỡ không ... ra
một bên la hét, bên ..... lao sức
phải thắng cho rôì ..... dù kêu ca




hai quân bỏ thủ cùng........ giao chiến
mưa gió tơi bơì mới ......... thu quân
bên ta hổn hển lau......... ngòi súng
bên địch mơ màng ....... dọn chiến ... khu


hai bên giao hữu thân nhu' thuở
đợi đến lúc nào địch .... hở ra

LT

30/3/2005

áng buồn .....

áng buồn
.

.

áng buồn vẫy tay bay
.
.

tôi ngăn hạ
để thu đừng vội đến
để tình còn
mang nhẹ nỗi bâng khuâng
tôi ngăn gió
để lùa mây vào mắt
để em cười
áng buồn vẫy tay bay


tôi đón mây
để gởi những mộng đầy
đêm nay vắng
nhìn vầng trăng ai khuyết
tôi ngăn thu
để lá vàng thôi rơi lỡ
ngập đường mòn
trên lối cũ tiễn bước đi


đón vòng tay
tìm kỷ niệm đã xa bay
còn để lại
một khung trời vùng lữ thứ
tôi ngăn mưa
để không còn tình mưa nắng
để má hồng
không còn lỡ một tình duyên


NQ
150907

vendredi 26 décembre 2008

Huế, nước ơi là nước


Huế, nước ơi là nước
.

.


Huế là thành phố ngủ như gà

ra Huế mà không đi với bạn thì chỉ còn nước là người nhớ bà mẹ vợ ......

ra Huế lúc nầy mà không đi với vợ, bồ nhí, hay quen 1 O Huế, thì sẽ thấy cái lạnh của mưa thấm sao nhanh quá

Huế chẳng có gì náo nhiệt, im lặng như tình yêu của các O Huế. Ngay cả công chức ở Huế vẫn tà tà ta đi (trể nhiều hơn) làm (gia trưởng mà lị)

Huế chẳng có thể thao, ngoài việc nâng ly bia ở các quán nhậu (đàn bà Huế cấm cung các ông chông rất hiệu quả,nên khi các ông đi cống tác Sgn hay HN thì đại náo ở các quán bia ôm ), 8g mà Huế vẫn còn ngủ....


hèn gì, có lẻ ngày xưa con trai Cỏn ra Huế, không biết làm gì cả, nên yêu O huế cho vui, cho sống động....


Có lẻ vì vậy nên dân Huế đang tìm cách vái trời làm gì cho Huế sống động, cho có gì rụt rịt nhúc nhít


thế là trời làm cho Huế có 3 lần lũ lớn trong 1 tháng

hiện nay, Huế dã có 5 người chết, cả trăm nhà hư, và mấy ngàn người bỏ nhà, đường lở, bùn dầy lối

Lt không hiểu tại sao lại ra Huế lúc nầy làm gì,


có lẻ vì phong cảnh vẫn rất thơ,và O Huế vẫn mặn mà

Lt
nov 2007

tình dục tốc hành thời @ ....





tình dục tốc hành thời @




hình Nhím chỉ có tính cách minh hoạ ..tình dục tốc hành thời @ .. có cà fê @

có xe @

và bây giờ có thêm tình dục thời @


báo TT có 1 loạt bài vài ngày nay : tình dục thoáng (sic), chuyện bình thường thời @


và bọn trẻ nói : có gì lạ đâu mà phải viết....

thời @, tình dục thay thế tình yêu

ngày xưa, cách đây không xa, 1 chàng trai Cỏn Nôm mà thấy được cái gót của MiNo, là về nhà bấn cả lện làm thơ khóc thét bên lề

nhưng ngày nay, tình yêu biến mầt, nhừng chổ cho thuyết 4 "không " : không ràng buộc, không tiếc nuối, không khổ mà cũng không lổ

thuận nhận, vừa cho

tại sao ?

cuộc sống sóng gió của cha/mẹ thời chuyễn tiếp cho thế hệ 8X, 9X thấy nước mắt chảy như sông, cuộc đời lông bông như bọt biển

thế là tại sao không thử

sống thử, chơi thử, kẹp bồ thử, v.v.

và từ bố mẹ ăn vụng cách đây hơn mươi năm (sau khi mở cửa, không chỉ kinh tế mà cả truyền thống nửa) nên con cái bây giờ cũng vụng trộm


ngay cả VN đang phát triễn các web mà mục đích cốt ý để : hen nhau đi "cơm" trưa


thế đấy

Thuỳ Linh có là người gây ra đồi truỵ

hay chề độ ?

hay xã hội ?

hay chính đua đòi


1 câu trong báo làm Lt suy tư "chừng nào mọi người vẫn còn xem tình dục "thoáng" củ giới trẻ là "tội lổi", là "sa đoạ" thì chừng đó vẫn chưa giải quyết nạn nạo thai hoành hành đến mức đau lòng " (sic)


Dó là hiện tượng thấy qua trao đổi với 1 số bạn tại VN, đọc trên báo VN,và quan sátPhải nhìn thoáng hay không, có thể chưa biết nên hay không, nhưng chắc chắn 1 việc là cách đề cập vấn đề, mà TL chỉ là iceberg của hiện tượng sống 1 số trẻ VN, hiện nay của cha/mẹ tại VN là không thích hợpVề việc AIDS, trẻ ở thàh phố rất biết, nhưng vấn đề AIDS tăng ở VN không do từ trẻ, mà do đa số từ các cô gái hành nghề (họ biết nguy hiểm, nhưng khách kg mang) từ các đàn ông ăn vụng, và tầng lớp lao động.nạo thai ở bệnh viện do trẻ là đa số, theo bv Từ Dũ, hay bv Cần Thơ. Rồi đến các cô/bà nhân viên văn phòng ăn vụngtrẻ không quan tâm đến sĩ vả mà sẽ nghe nếu trường học và che/mẹ biết cách hướng dẩn con
Một vấn đề thiếu sót quan trọng là tại trung học VN, chương trình không đề cập đến vấn đề tình dục và tâm lý tình dục
cha mẹ cũng không đề cập đến việc đó mà chỉ răng đe, cấm, v.v. và, vì cuộc sống, phải dành thì giờ cho việc kiếm tiền hơn là hướng dẩn con
bên Canada, từ cấp 1 đến lớp 12, chường trình đề cập đến nhiều khía cạnh tình dục
trong trường học, mấy ai đề cập đến chuyện TL, và hay tránh né chuyện nầy chỉ vì e động dây đến cơ chế chính trịngạc nhiên nhất là VTV3 dành 40' để TL chia tay, trong lúc đó, vụ trách nhiệm cầu CT sập, chỉ nói 1 vài phútviệc TL trẻ và "phóng khoáng" trong tình dục (chỉ nói việc nầy dưới khía cạnh xã hội,chứ kg bàn đến quay phim, ) chỉ là iceberg củ hiện tượng cuộc sống trẻ VN, chỉ 1 số trẻ chứ không là đa số. TL chỉ là 1 biểu tượng, chứ kg là thần tượng cho bọn trẻ có lối sống nầy

Thùy Linh, Yến Vy, cái đích dể nhắm của bọn đạo đức giả

Thùy Linh, Yến Vy, cái đích dể nhắm của bọn đạo đức giả



Athena, 1 liên bang Hy Lạp ngày xưa, có tổ chức rất dân chủ. Athena là 1 liên bang của nhiều thành phố-quốc gia (state-city). Các thủ lãnh được dân bầu cử. Và trong văn hóa, cũng như lịch sử, Athena nổi tiếng là nước dân chủ, và các lảnh tụ có đầu óc phóng khoáng.Athena không có vua


Spark là 1 thành phố-quốc gia, cũng là liên bang, nổi tiếng với chế độ quân chủ, có vua, 2 vua thay phiên nhau ngự trị. Trai gái đều phải trải qua chế độ đào tạo quân sự. Spark nổi tiếng là độc đoán và bão thủ

2 thành phố nầy choảng nhau lâu dài, và là chuyện đề tài nổi tiếng Trojan War của Homer trong Odyssey


Athena phóng khoáng và dân chủ ?


không, không hẳn thế

các thành phố khác, phải cống hiến cho Athena mỗi năm. Khi quên, là Athena chinh phạt


Dân chủ ? chưa chắc hẳn, tuy làdo dân bầu, nhưng chỉ người có thế lực mới được bầu


Spark quân phiệt và bảo thủ ?

chưa hẳn vậy

Spark có tình đồng đội rất cao, tình bạn rất chặc chẻ, và là nơi phụ nữ được xem ngang như đàn ông


như vậy, từ xưa là đã không có hoàn toàn phóng khoáng, nên cũng chẳng có hoàn toàn bảo thủ


Con người cũng thế


người bảo thủ hay có phản ứng bảo thủ những gì họ thấy thuận cho họ, và phóng khoáng cũng vì như thế

người phóng khoáng, hay phóng khoáng trong cái nhìn chung chung, nhưng đôi khi thành bảo thủ khi mất mát quá cao, đậm

bị chỉ trích khi bản tính là bảo thủ, không có gì phải mất mặt vì bảo thủ đôi khi đi đôi với bảo vệ truyền thống, quan niệm

người chỉ trích kẻ bảo thủ cũng không có gì mà phải áy náy vì đó chỉ là cơ chế tự do ngôn luận

bị chỉ trích khi quá phóng khoáng, cũng không có gì phải thẹn vì phóng khoáng đi trước biến chuyển xã hội

và người phóng khoáng bị chỉ trích với ám chỉ mất gốc, hay phi đạo đức cũng không phải áy náy vì đó chỉ là cơ chế tự do ngôn luận

không ai, hoàn toàn bảo thủ hay đạo đức

chỉ có những người lời nói không đi đôi với thái độ, mới nên áy náy

có thể là có đạo đức, nhưng là đạo đức xu thời, hay đạo đức giả


đàn ông VN hay chơi gái, đôi khi đi chơi với gái, và có khi cặp kè với gái. Nhiều người không những làm như thế, mà con khoe (nghiêm túc chứ không đùa) đầu làng xóm chợ. Nhưng hay biểu miệng miệt thị những ai có phong cách như vậy, hay có lổi lầm như vậy


đó là đạo đức nữa mùa, đạo đức tuỳ lúc hay đạo đức giả

và không hẳn chỉ đàn ông như vậy


bảo thủ, cũng như phóng khoáng, không đáng ghét, không là 1 tính xấu

mà là một phong cách, 1 lối sống

bảo thủ tùy vấn đề cũng thế

chỉ bảo thủ theo dòng mới là đáng chê

không ai chê Athena, cũng không ai trách Spark. Đó là 1 cách chọn lựa.

Nhưng lòng tham con ngựa thành Troy bị chê.

Clinton, đào hoa, bay bướm, có dịp là chớp...

bị đãng Rep, và dĩ nhiên các bảo thủ, cố gắng mang ra các cơ quan pháp lý để hạ bệ, hay ít nhất hạ uy tín

nhưng uy tín Clinton vẫn lên, sau bao năm bị báo chí phanh phui, các cô bị ruồng bỏ đeo đuổi, và bảo thủ đả kích. Và cố gắng ghép quan điểm 1 lảnh tụ hay thần tượng không thể là người vô đạo đức



Vì sao ? vì Clinton chính trị gia và Clinton đàn ông không liên quan gì với nhau, và nhất là pháp lý không/chưa kết tội cả 2
Là chính trị gia, Clinton phải perform như chính trị gia. Thats all


Mitterand ? ông ta đem bồ và con gái vào Elyse ở 1 nhà riêng, trong lúc vợ chính, Danielle, ở nhà chính. Báo chí biết, dân biết, và theo "đạo đức" thì hơi quá lố. Nhưng luật pháp không cấm

và dân chỉ cần Mitterand perform như chính trị gia

Kenedy, (cả John và Bob) đào hoa, chụp khi có cơ hội, v.v. và v.v. Ai kết án Kenedy ?

họ chỉ cần kenedy perform như chính trị gia

Và danh sách rất dài

Ngoại quốc thì được như vậy, xả hội á châu thì khác ?

Mao, cuộc sống riêng tư kinh khũng hơn các vua ngày xưa. Nhưng dân, và lịch sử chỉ trích Mao về chính trị nhiếu hơn đời tư của Mao

HCM cũng thế

cao cờ và các tướng lãnh VNCH, cũng như CSVN cũng bị chỉ trích chính yếu về chính kiến hay hành động chính trị hơn là cuộc sống riêng tư

trong văn hóa VN cũng vậy

dù TL không có cuộc sống mẫu mực, nhưng trước hết TL là diễn viện, thế mà TL chỉ bị chỉ trích về cuộc sống, lối sống, lổi lầm mà không thấy chỉ trích về diễn xuất

và kết luận xả hội thoái hóa là vì TL làm gương xấu

không đủ bản lỉnh hay kiến thức ?

hay chỉ quen tìm cái đình trong mắt người mà quên cái đinh trong óc mình ?

Ahhhhh

Lt đang lẩn thẩn

đang nói Athena & Spark và lang bang chuyện TL, Mitterand, Clinton....

không đâu

những người chỉ biết Spark có chế độ quân phiệt, và ca tụng cái phóng kháong và dân chủ của Athena chỉ vì khả năng của họ

như con bò, chỉ biết húc vào tấm vải đỏ

Lt
31102007

Sài gòn đêm mưa ....


Sài gòn đêm mưa


Sài gòn đêm mưa
lang thang phố nhỏ
nỗi nhớ không nguôi
tình mỏng tình chênh
Sài gòn đêm mưa
chông chênh trống vắng
thay đổi nụ cười
ngày ấy ai đi

Sài gòn đêm mưa
giờ đây không ngủ
thao thức chạnh lòng
ngày ấy tình đi

Sài gòn sau mưa
miên man cứ ngỡ
có nắng chân trời
vắng nắng bên tôi

Sài gòn sau mưa
cơn gió vô tình
cuốn mất mơ manh
ướp suốt ngày xanh

sài gòn sau mưa
chân trời chợt nắng
thiếu vắng bóng người
ai ngỡ tình đi



100907
TT
những kẻ giữa 2 dòng nước ....

những kẻ giữa 2 dòng nước
http://www.youtube.com/watch?v=ZG0rc21au0I&eurl
Bắc kỳ, dân cá gổ, dân ruộng, mọi, mán, mường, thổ, dân ba khía, đồ ăn thịt chó, v.v.

Nơi nào cũng có kỳ thị

nhưng có lẻ VN là hơi nhiều

Lt đã từng chứng kiến 1 cô da trắng, đẹp, chuyên gia,….. (đi nhiều nước) đã từng thốt lên khi thấy xã hội (phụ nữ) VN, sau khi sống 2 năm tại VN ” tao đâu có thua gì các cô VN, sao họ kỳ thị dữ như vậy ? “

trước đó, cô ta rất yêu người Việt

sau 2 năm, người việt là người duy nhất mà cô ta ghét


tính người việt, không phải tất cả, cũng chẳng phải đa số, nhưng rất nhiều, là “nể trắng, sợ đen, khinh da vàng và ganh cùng giống”

như vậy, kỳ thị không chỉ là miệt thị, mà chính là phân biệt

ngày xưa, và ngay cả ngày nay (như tại VN, Lt chứng kiến không ít người công giáo hay chỉ thích có bồ công giáo, và cha mẹ công giáo hay làm áp lực trên con gái nếu cô ta đi chơi với bạn trai phật giáo), việc “khác miền” hay “khác làng” vẫn còn quan trọng đối với nhiều người, gia đình

Dân Hà Nội có một số thành kiến về con trai Sgn, và ngược lại

và con cha mẹ dân Nam, có 1 số định kiến về con gái HN, và ngược lại

Cũng như hiện nay, gia đình dân Nam mà có con trai có bạn gái gốc Hải Phòng thì rất áy náy

Trong clip của you tube, dĩ nhiên là kịch bản mang đầy định kiến (và thô sơ, diễn không khá), nhưng nó nói lên được 1 phần bản tính dân VN, dù là sinh sống lâu dài trên nước ngoài

1 lần, trên UA, từ Hồng Kông đi Sgn, trước Lt có 1 Mỹ đen vào máy bay, đến ghế của nó. Lập tức, bà mẹ cô gái ngồi kế thằng Mỹ bảo cô gái đổi chổ với bà ta. Và lẩm bẩm phê bình (tiếng việt) với con về mỹ đen

đến 1 lúc, khi phát giấy khai nhập cảnh, cả 2 mẹ con không biết khai thế nào, hỏi nhau, lúng túng, thì thằng Mỹ đen nói tiếng việt “bác muốn con giúp bác không? “

Thật ra, chính ngay Lt cũng có định kiến, nhưng về nghề nghiệp. Trong việc làm, ít khi Lt tin vào dân ở Phi Châu hay gốc Trung đông. Vì nó có thói quen của nó, khác xa của mình

Và cũng không tin tưởng chút nào vào quan chức CSVN , cũng vì thói quen của họ

Nhưng cái mà Lt ngạc nhiên nhất, là càng ngày, thấy chính những người tại VN không tin nhau mấy trong việc làm ăn của họ. và nhất là hay có thái độ “Hit & Run”

hoàn cảnh kinh tế ?

clip you tube, đưa ra bản tính nầy không phải chỉ cốt ý để nói dân việt xấu. Nhưng, để họ thấy khía cạnh lổi thời

tại nước ngoài, những đứa con 2 hay nhiều dòng máu, khó hòa đồng trong cộng đồng VN, vì những định kiến màcha mẹ chuyễn đến cho con chính gốc của họ.

Trong trường, việt chơi với việt, tây chơi với tây, và những đứa trẻ giữa 2 dòng đôi khi thoải mái hơn khi chơi với tây

nhiều lần, Lt nghe nói như vậy.


PHẬN NGƯỜI

Em sinh ra trong người hai dòng máu
Cũng là người mà sao nỡ khinh nhau
Em có tội vì màu da em khác
Đại đồng sao phân biệt ánh da màu

Em sinh ra đâu định được phận mình
Thuở đầu đời chẳng thấy ánh bình minh
Không có cha và mẹ ôm thuyền khác
Lây lất bên lề xã hội mưu sinh

Anh giải phóng, em tội gì tra khảo
Đạo đức nào giáo dục trẻ bằng dao
Vết thẹo cũ trên mình là tang chứng
Để kinh hoàng trong mỗi giấc chiêm bao

Kiếp con người ai chọn cửa để sinh
Phận con lai trước ánh mắt vô tình
Em lạc lõng giữa chính lòng quê mẹ
Ôm nỗi buồn soi bóng dưới dòng kinh

Ngày giải phóng em hãy còn bé bỏng
Trong hoan ca ai hát khúc đại đồng
Em những tưởng đời mình rồi thay đổi
Vết đạn nào em gục chết bên sông

Thiêm võ
SD 11-16-06
Kevin Minh Allen

CON LAI

Even as I stood in line at the ticket counter,
people pointed and whispered that I was a mongrel;
fathered by an inferior and raised by a whore.

My stepfather beat me whenever he found me sound asleep.
Some mornings the neighbors woke to hear him yell that
the son of a devil should never be allowed
to walk in the shoes of an innocent man.

Many nights, drunk and out of control,
I wanted to extract that foreigner from my body.
Took a razor to my stomach and counted the days till my departure.
My skin replaced layer upon layer, up and over
the calloused vertebrate of my nightmares.

The other half-breeds and I used to sleep next to the newsstand
and sell snacks to people on their way to work.
We would fight with the new arrivals straight out of prison
and recognized our own when school kids skipped by singing,
“Con lai, go back to America!”

* Kevin Minh Allen was born Nguyen Duc Minh near Saigon, Vietnam on December 5, 1973 to a Vietnamese woman and American father, both of whom remain unknown to him. In 1974, Kevin was adopted by white parents and grew up with two younger sisters in a suburb of Rochester, NY. He moved to Seattle, WA in September 2000. Kevin’s poetry appears in such literary journals as Chrysanthemum, HazMat Literary Magazine, Poetry Superhighway and Green Tricycle.

vài lời tâm sự của Minh

” My poem “Con Lai” has been published by In Posse Review.

This is one of my best, and favorite, poems because it is a visceral reminder of the children born to American fathers and Vietnamese mothers who were left behind after the War ended.

Con lai translated into English is “half-breed” or “mongrel”. It is not only an epithet, it can also be construed as an insult to those people whose lives were forsaken in the most traumatic of times and abandoned like yesterday’s trash.

There are already several books specifically about Vietnamese Amerasians. The ones I’ve read are:

Debonis, Steven, Children Of The Enemy: Oral Histories of Vietnamese Amerasians and Their Mothers, 1994.
Bass, Thomas A., Vietnamerica: The War Comes Home, 1997.
McKelvey, Robert S., The Dust Of Life: America’s Children Abandoned In Vietnam, 1999.
I’ve been asked to review another book about Vietnamese Amerasians called Surviving Twice: Amerasian Children of the Vietnam War by Trin Yarborough (2005).

Many of these people grew up stigmatized, degraded and rejected in Vietnam. Hundreds, perhaps thousands, died from neglect, abuse or suicide. Thousands came to the U.S. under the Amerasian Homecoming Act of 1987 whose aim was to rectify the situation. But, this silver lining quickly faded for more than a few who were able to emigrate. A lot of these people wanted to look for their fathers, with what little information they had, full of high hopes of reuniting and making whole their broken hearts. However, they soon had to deal with reality and suffered through another rejection when either they had found their fathers who didn’t want to meet them or they just couldn’t find them at all. These Amerasians also found out when they arrived that even though they were born to American fathers, that didn’t automatically mean they would be accepted as homegrown American citizens. Growing up in Vietnam meant they were accustomed to a completely different lifestyle and the language barrier kept them dependent on the Vietnamese-American communities that settled around the U.S.

Back to my poem. I think I wrote it as testimony to the lives (and deaths) of Vietnamese Amerasians. I know it’s small consolation to write a couple words about the lives of others and their perceived hardships, but the poem also acts as another mirror into which I often look to make sure that I am still made of flesh and blood. I still recognize myself as a sentient human who is trying to make sense of the reasons for living the way we do. ….”

TT

đâu má hồng.... đáy mắt ánh màu mưa

đâu má hồng.... đáy mắt ánh màu mưa


anh có hay
hạt mưa thưa hẳn lại
bóng hết vờn
để vỡ vết trũng xưa
mùa mưa trôi
nhường ngôi thu trở lại
hương vị nầy
em ngại sẽ phai đi

anh có hay
vẫy tay chào nắng hạ
đâu má hồng
đáy mắt ánh màu xưa
gió đong đưa
da diết cuối mùa mưa
xa, xa quá
người ơi đêm trống vắng

sao ngắn ngủi
khi vui, màu rực rỡ
trong góc hồn
buồn chẳng muốn ra khơi
kệ gió bay
hồn phiêu lãng vì say
lâng lâng ghép
những mảnh lòng đang vỡ



Thang Tram

28/10/2007




http://thugiang-thugiang.blogspot.com/
http://thugiang.wordpress.com/

thư gửi con gái rượu (3): có những cuộc tình không muốn vào dĩ vãng

thư gửi con gái rượu (3),





có những cuộc tình không muốn vào dĩ vãng

từ lúc em đi
sao lòng anh xao xuyến nhiêù
buồn mãi không nguôi
sao hình em như quanh quẩn
sâù vấn vương chi trăn trở mãi không nguôi



Con thương

còn 2 năm nữa là hết trung học, bố phải rờì trường Phan-Bôi-Châu, vì không còn lớp cao hơn nữa, vào Saigon tiếp tục 2 năm cuối tại trường Pétrus-Ký .

Đây không phải là lần đâù bố sống xa gia đình. Đã nhiêù lần bố học xa nhà vì cứ 3-4 năm là ba của bố phải dờì nhà nhậm chức mới ở thành phố khác trong lúc bố vẫn còn học. Nhưng đây là lần đâù tiên bố ý thức được sự tự do .

Oh !!, không phải tự do theo ý nghĩa chính trị hay triết lý cá nhân . Lúc ấy, đơn giản đối với bố, tự do là không còn khó chịu bởi sự qúa quan tâm của mẹ

Bố ở 1 phòng thuê tại từng 3 trong 1 toà nhà cạnh ga xe lửa, xe đò và công viên nhỏ ở gần chợ Bến Thành . Bố hay ra ban công để quan sát nhịp sống rộn rịp 1 thành phố lớn

Vài ngày sau, 1 buổi chiêù, bổng dưng tim đập mạnh, tâm hồn ngẩn ngơ, tín hiệu độc đáo 1 tình cảm sắp đến, hay đúng hơn chợt đến, mà bố không thể và không muốn cản được, khi bố thấy nàng vào nhà.

Ngần ngại mãi, vài ngày sau bố mới dám hỏi chị gác cửa thi biết nàng tên T, Huyền T.

Dễ thương .

Dễ thương theo bố, không phải chỉ vì, nhưng cũng vì, sắc, duyên, nồng nàn, tế nhị và hồn nhiên .

Hồn nhiên ??

lúc đâù thấy không hẳn thế . Vì, từ ban công nhìn, bố cảm thấy T có vẻ đăm chiêu sau kính mát. Nhưng sau nầy, vẻ đăm chiêu biến mất khi gặp nhau, như sự đăm chiêu sợ hãi bố .

T cao hơn bố 1 tí với đôi giày cao gót . Oh, bố không thấp lắm đâu với 1m69, nhưng gót giầy T mặc dù cũng chỉ đủ cao để dáng đi như trong tấm tranh liêu trai nhưng lúc ban đâù vệc nầy cũng làm sự tự hào của bố xuống 1 tấc, Ouuupp, 1 nấc.

Có 1 điêù làm bố tiếc là sao ông Ngoại bố không gả Mẹ bố sớm vài năm, vì T có vẻ lớn hơn bố 2-3 tuổi . Bố không muốn T là chị, tuy bố hằng ao ước từ lâu có 1 chị để được chị giải thích làm thế nào có được người yêu. Không phải có người để bố yêu, việc nầy không thành vấn đề . Hay nói đúng hơn là vấn đề khi chỉ có 1 chiêù . Bố muốn chị dde63 hướng dẫn bố làm sao để có ngươì yêu bố . Lúc đó, không những bố ghét cô độc mà cả cô đơn

Ít khi nào T cườì và hình như mọi ngươì trong toà nhà đêù có vẻ lãnh đạm với T.

T đi cũng đủ nhanh để làn tóc thoáng bay trên bờ vai . Dáng đi thu hút cái nhìn ngươì khác, ít nhứt là của bố, đủ gây lơ đãng để quên mất khoảnh khắc thực tại . Đặc biệt là T luôn luôn mang kính đen ngoài đường, và chỉ gỡ ra khi vào nhà .

Sáng sớm bố đi học, đến mãi cuối chiều mới về . Bố dờì bàn học ra gần cửa sổ, gần balcon để tiện quan sát lúc T vào nhà .

Vưà thấy bóng T góc đường là bố phóng ngay đến cửa sau, đúng ra là cửa trước, vì đó là cửa vào nhà, đúng hơn là vào phòng bố .

Có lẽ, con gái rượu cho bố quá lẩn thẩn khi mất hồn, nhưng từ ngữ, và nhất là dấu, VN củng phức tạp như tình cảm, ít ai, sống trong nam như bố biết vị trí chính xác của nó.

Bố vội mở cửa ra và tất tả, không, tất cả mọi cử động trở thành chậm lai. Thản nhiên, bố từ từ đi xuống lâù, như tình cờ đi công việc. Để nhìn T gần hơn .

Mổi lần như vậy, nụ cười chớm nở thoáng trên môi T làm nghiêng ngả tâm hồn bố . Và đôi khi cả bố vì 2 bàn chân cứ muốn xoa nhau. Bố càng sung sướng khi thấy T chẳng cười với ai cả .

Đã bao tuần, nghĩ mãi đêm ngày, mà bố vẫn chưa tìm ra cách làm quen, dĩ nhiên là tự nhiên với T.

Đã bao tờ lịch xé đi và tuy tình cảm tăng theo cấp số hyperbolic nhưng quan hệ giữa bố và T vẫn giống tín hiệu con tim của pharaon

"Bưng giúp 2 bị đồ lên phòng chị được không ?"

Sững sờ

vì nghe giọng quen thuộc, bố ngửng đâù, khỏi cuốn truyện đang vưà đi vưà đọc, đâm ra ngẩn ngơ, lúng túng, rạo rực. Vì

Ngươì mơ..... trước mặt.

T với 3 bị đồ và 1 xách quàng trên vai . Bố lúng túng, không biết nói thế nào, vì bao câu chuẩn bị trước cho lúc gặp nhau biến đâu mất mặc dù đã được thực tập nhiêù lần, trước gương, trong phòng tắm, trên ban công, ... cho có vẻ tự nhiên khi thực tập

Kéo cặp lên vai, ôm 2 bị đồ lững thững bố theo sau T mà lòng rạo rực .

"Em tên gì ?"

"Q", bố cố gắng lắm mới tống được tên bố ra khỏi miệng. Bố muốn nói thêm, nhiêù, nhưng bế tắc, không từ nào chịu thóat ra .

"Vưà học về phài không ?"

bố chỉ còn cách gật đâù vì bộ óc đã gom hết sinh lực cho đôi mắt để ngắm, và không còn chút năng lực nào cho miệng hoạt đô.ng nữa

"em học lớp mấy"

Bố thấy đây là lần thứ 3 T thiết lập thứ tự với bố . Một hàng rào chiến thuật được T dựng lên . Bố muốn phản đối, nhưng thấy trong giọng nói có nét ân tình ấm cúng nên thôi, e làm T buồn. Hay nói đúng theo tâm lý là lúc nầy không phải là lúc áp dụng chiến tranh tâm lý leo hàng rào .

chẳng lẽ bố gật 2 cái sao . Tuy mất hồn, nhưng vẫn còn đủ lý trí để nhận làm như vậy thì khôi hài . Bố thấy nên giảm cường độ trong đôi mắt để trả lờì là tốt nhất

"đệ nhị"

T mơì bố vào uống nước . Dù trơì có sập, dù bố mẹ có đến thăm, dù ngày mai có thi, và dù nhà có cháy bố không thể bỏ lỡ cơ hội không dám mơ nầy được

T quê ở Cần Thợ. Từ bé đã trải qua bao gia đình nuôi trong xóm nhỏ. Sau vài năm, được bà sơ nuôị đến 15t, T về ở với mẹ. T không nói chuyện gì xảy ra sau đó.

Chị gác bảo là T hay đi làm ca-ve cho 1 vũ trường và đi học "gì đó" ban ngàỵ Lúc đó, bố chẳng biết ca-ve là gì, và đối với bố nghề nào cũng chẳng quan trọng. Chỉ có nụ cười T là đáng quan tâm

Bởi vì, thiếu gì ngươì làm nghề quan trọng mà họ đâu có quan tâm đến bố.

Từ khi đó, mỗi lần về là T mua cho bố 1 món quà . Khi gói xôi, khi bò bía, khi 1 cuốn truyện Tin-Tin.

"Có phải em rình trên ban công, và vội vã chạy xuống câù thang mổi khi T về ?"

Cục bò viên đang thoải mái xuống thình lình bị nghẹn, ngang họng. Bố đỏ mặt.

T nhoẻn miệng cườì.

Thích thú vừa bắt chẹt được, hay vi thấy bố đỏ mặt .

Tuy chữ chị đã biến đi từ lâu, nhưng chữ em vâñ sơ sơ`ra đó

"Q rất muốn có chị . Mặc dù T có thể là chị lý tưởng, nhưng bây giờ Q mong người ấy không phaỉ là T.

Q mong T là bạn, có thể rất thân. Nếu Q mong như vậy thì có đổi thay mối quan hệ giữa T và Q ?"

oooouuuffff,

ngay bố cũng không ngờ phản ứng nhanh như vậy và thể hiện được ấm ức từ 2 tuần nay,

2 tuần ????, 2 thế kỷ nay

"hiện nay T không có bạn. Và như Q, không có gia đình bên cạnh để cảm được cái ấm cúng vê đêm. Thế Q muốn T gọi là anh ? "

"Sao cũng được"

"chắc anh biết T hay đi làm ở vũ trường !, sao anh vẫn muốn quen với T ?"

"Q không biết cave là nghề gì. Có nhưñg ngươì bà con, làm những việc Q không ưa mà Q vẫn thương vì họ rất tốt với Q"

T kể cho bố biết cave là gì. Nhưñg khía cạnh hay những khó chịu của nghề. Và tình trạng nhiêù người quơ đũa. Nhưng T có muc đích, nên chỉ xem đây là quãng đường tạm.

Tối đó, T dẫn bố đến trước vũ trường ở đường Tự Do. Vũ trường Tự Do. Sau nầy mới biết là vũ trường của cha thằng bạn thân của bố.

Ngắm thế giới T, 1 chút sau, bố tần ngần

"Thôi, Q về. Nghề T không quan trong, miễn là T vẫn tốt"

từ lúc em đi
sao cuộc đơì thêm vắng sâù
nhìn mãi không thôi
ôi kỷ niệm đầy nhung nhớ
thoảng tiếng ai đây
như thì thầm qua tiếng gió
nhiêù lúc anh mơ
ngỡ bóng ngươì đứng đâu đây

.....


Từ lúc đó, thế giới bố chỉ còn có một mình T.

Không đúng hẳn như vây. Thế giới bố gồm có T và học .

T học thêm về kế toán . Thơì ấy, bố chẳng biết kế toán là gì . Chỉ biết là có những công ty dùng toán để tính sổ sách . Mà toán là "nghề" của bố . Và T hay nhờ bố giải thích vê toán . Nên bố chăm chỉ về toán nhiều hơn để có dịp giải thích cho T.


Nhưng khi bên T, Bố chỉ giảng như máy, mà đầu óc không tập trung được

Làm T hay phì cươì vì câu trả lời của bố không liên quan gì đến câu T hỏi

Mỗi chiêù, bố về sớm hơn, không la cà chơi với bạn như trước . Để cùng học ở phòng T . Để nhin T trang điểm, khoảng 9g tối, trước khi đi làm .

Những lúc ấy, nhìn T như nhìn một họa sĩ đang vẽ tranh . Lúc T kẻ mắt hay chải tóc là lúc tà áo trên tay rớt xuống khuỷu tay, mỗi lần như vậy là mỗi lần bố ngây ngất .


Mãi sau nầy, bố mới biết tại sao các họa sĩ hay nhiếp ảnh hay chụp các phụ nữ chải tóc hay trang điểm .

"anh muốn chải tóc cho T ?"

Lúng túng, có bao giờ bố chải tóc cho ai đâu . Ngập ngừng, nhưng sung sướng, bố cầm lược chải những làn tóc huyền và lóng lánh, trong lúc T nhìn bố qua gương .


Phòng T hay có tiếng hát bài "tình nghệ sĩ ", bản hát mà T thích, nhưng bố vẫn nghe được nhịp tim của mình, và hy vọng là T không nghe thấy .

"Sao anh hôì hộp như vậy ?, T có ăn thịt anh đâu "

Nghĩ ra cũng lạ lùng .

Mỗi khi mẹ bố bắt chợt bố việc gì thi bồ không mấy bằng lòng và hay gây sự hoặc chối mẹ .

Nhưng khi T bắt chợt bố, thì làm bố lúng túng, cười trừ, như 1 đứa bé đang len lén lấy kẹo mẹ cất kín và bị mẹ bắt chợt tại trận .

"chưa bao giờ Q chải đâù cho ai, nên Q không biết phải làm thế nào"

"chưa bao giờ T được ai chải đâù, anh chải thế nào cũng được"

....


....

Mơ tới bên em, em tô quầng mắt
Em tôi ngập ngừng trong tấm áo nhung

Tung phấn hương yêu qua muôn lời hát
Bay tới bên em tới em thầm nhắc .....
(tns)



tiếng hát diù hồn bố ra khỏi thực tại . Bố chỉ muốn chuỗi thờì gian ngừng trôi. Để hiện tại không bao giờ đi vào kỷ niệm. Vì bố e là sau đó, kỷ niệm sẽ đi vào dĩ vãng

Mỗi lần như thế, sau khi T đi làm, bố ngôì thừ trong phòng của T. Mãi lâu, bố mới tập trung được vào sách, để học .

Trước đó, bố hay ngủ sớm . Nhưng về sau, bố hay đợi khi T về rôì bố mới trở lại phòng .

Đôi khi, T thức nhẹ bố, vi bố ngủ gật trên bàn :

"Anh muốn xuống nhà ăn chè ?"

một hôm......

- "tối nay anh có làm gì không ?"

- "chẳng có gì đặc biệt cả"

- "T nhờ anh một việc nhé, đến đón T"

- "có gì mà rào đón dữ vậy !!" .

T mỉm cươì, và bố thích thú, vì đây là một trong những lần hiếm có bố chẹt được T.

- "vì có 1 điêù kiện, anh phải trang diện như T muốn, và nên đi với anh Nghĩa"

bố sững sờ "sao lại đi với Nghĩa ?"

- "bí mật, T sẽ nói với anh sau"

Thế là T chỉ bố cách chải đâù và mặc đồ . Nhìn vào gương, hình bóng thư sinh nhường chổ cho dáng 1 "anh chị Câù Muối".

12g khuya, Nghĩa lên phòng bố

-"sẵn sàng đi chưa"

Ngạc nghiên, người trước mặt bố không phải là Nghĩa mà bố đã biết . Nghĩa là anh họ của T. Làm bảo kê ở bến xe đò . Bình thường trông đã không thiện cảm mấy, bây giờ thấy còn ghê hơn . Bây giờ bố mới cảm giác biết "cô hồn" là gì . Thú thật, đã biết Nghĩa rôì nên bố không sợ mấy, vì Nghĩa có vẻ quí mến T. Vì, ai gặp Nghĩa trên đường về ban đêm, không đợi nó đòì chỉ cần Nghĩa nhìn là thấy phải đưa hết cả gì đang có .

Nghĩa trao cho bố 1 áo vải jean và 1 dây nịt đầy đinh bằng đồng .

-"tao không biết mầy làm gì mà con T mến mầy như vây. Thế giới của mầy và của nó không có gì giống nhau . Tao chưa thấy nó quyến luyến và chăm sóc ai như vậy cả . Mầy biết qúa khứ nó không ?"

- "T không nói, và Q cũng chẳng hỏi, vì không thấy quan trọng. Chỉ thấy hiện tại là đủ"

-"tao thấy mầy cũng không đến nỗi tệ, nhưng ..

- "cám ơn nhận xét của anh, có gì quan trọng mà anh phải rào đón như vậy"

- "con T long đong trong cuộc đơì, mặc dù trẻ, nhưng khổ nhiêù . Bây giờ nó đang cố vương lên . Tao chỉ sợ mối quan hệ với mầy làm nó khổ thêm . Thấy nó khổ là mầy nên đi ngay . Không thì đừng trách tao . Thật ra, tao không sợ mầy làm nó khổ, mặt khờ gái như vậy thì làm ai khổ được . Tao chỉ sợ gia đình mầy làm nó khổ thôi"

-"sao anh quan tâm đến T nhiêù như vậy"

- "nó là ngươì duy nhất nuôi tao và vẫn gửi liên hệ với tao, lúc tao ở tù"

một luồn gió lạnh khẽ lướt qua lưng bố .

Nghĩa chỉ 1 xe Push cho bố .

Ahhh, chiếc xe Push thờì đó so với xe máy, như xe porche thời nay với xe nhật . Xin mãi mà me không cho, chỉ cho vélo-solex. Vì lý do là nếu có xe Push, thì sẽ có bạn không tốt cho việc học .

Lòng hân hoan, bố lên xe chạy theo Nghiã đến vũ trường Tự Do.

Vũ trường nầy là của bố 1 đứa bạn thân, chủ hãng Thermo. Ông ta cũng là đại diện độc quyền cho Sony (hay Sanyo mà bố quên rồi). Ông ta rất giàu, nhưng sau 1975,bị kẹt lại, và khi vượt biên qua đến Pháp thì thành tay trắng.

Trước khi du học, thằng bạn dẫn bố vào, tạm gọi là đãi bố trước khi du học, lúc ấy bố mới biết thế giới cave .

-"mầy định làm thế nào với T"

- "tôi chẳng biết. Và T cũng chẳng hỏi . Sao anh hỏi như vậy ?"

- "Mầy có định du học như mấy đứa nhà giàu trốn quân dịch"

- "có thể, nhưng không phải để trốn quân dịch, mà để thực hiện một ước mơ . Và nhà tôi không nghèo, nhưng chẳng giàu"

-"Nếu T không muốn mầy đi, mầy vẫn đi ?"

Nghĩa nhìn thẳng vào mắt bố, đợi câu trả lơì

-"khi nào T hỏi, tôi sẽ suy nghĩ, kỷ, và trả lơì T"

Ngắm bố một lúc, đăm chiêu, Nghĩa thở ra, quay nhìn nơi khác, hút mạnh điếu thuốc làm đầu đei61u thuốc sáng rực lên, rồi búng mảnh thuốc xa ra. Không nói gì nữa

Ngôì đợi khoãng 15 phút thì thấy T ra, theo sau là 1 ngươì đứng tuổi, hói, có vẻ thương gia, cố níu tay T đi chậm lại.

-"anh đợi lâu chưa ?"

Ông ta chựng ngay lại, thả tay T và nhìn bọn bố. T vội đến leo lên yên sau, choàng tay qua hông và ngả đâù lên vai bố .

"Mình dẫn Nghĩa đi ăn mì vịt đi anh" .......

"sao anh thừ ra vậy ? giận T ?"

"Không, nhưng nếu Q biết trước, thì đỡ căng thẳng hơn"

Rồi T giải thích ...

nhưng bố chẳng nhớ gì, vì rất giản dị, bố chẳng nghe gì nữa cả .

Chỉ thấy nụ cười bên khóe mắt, làn môi mấp máy, rúc rít cười có vẻ thú vị như vừa phát minh ra một trò chơi,

bố thấy thoang thoảng hương nhẹ ... đâu đây

làm đâm đó, bố chẳng nhớ mình đã ăn gì .

....

Đây khách ly hương mấy thu vàng ấm
Nơi quán cô đơn mơ qua trùng sóng
Mơ tới bên em, em tô quầng mắt
Em tôi ngập ngừng trong tấm áo nhung
.......


tiếng hát Trần Ngọc T Tuyền day dứt như từng gịot buồn nhỏ gịot trong hồn

gây man mác,

... gợn lên làn sóng vỗ nhẹ vào ký ức


Chưa là mùa thu
sao hôm nay thành phố sương mù

Chưa là mùa thu
sao mưa bay lạnh giá nơi nầy

Cho lòng còn say
cho hồn tê tái hạnh phúc cuối chân mây

Ân tình còn đây,
riêng người nơi ấy tựa cánh gió heo may .....
(NTM)


hồn đắm trong giọng hát T Tuyền, lẻ loi trên tầng thứ 6, cao nhất, của Majestic, nhìn dòng sông Saigòn, ký ức như cuộn băng trải dưới cánh phi cợ

Lòng nao nao

đã bao năm trôi qua rôì nhỉ .

Ga xe lửa đã nhường chổ cho công viên .

Bến xe đò biến đi để lại 1 bãi đậu xe, thưa thớt .

Toà nhà nhỏ bé ngày xưa đi vào dĩ vãng . Nhường lại chổ cho 1khách sạn đồ sộ, 5 sao

như hình ảnh phản chiếu trong nước sau khi cơn sóng gợn êm dịu lại .

Kỷ niệm từ từ hiện rõ ra .

........



"hôm qua mẹ anh có đến gặp T"

bố biết ngay một ngày nào đó chuyện gì phải đến, sẽ đến .

Bố chỉ thầm ước sao cho nó đến càng muộn càng tốt .

"Mẹ anh rất tốt với T. Qua cuộc trao đổi T nhận thấy T là cái neo của anh . Của giấc mơ anh đang ấp ủ . Thuyền không ra khơi thì có ngày thuyền nhớ, luyến tiếc gió đã qua.

Nếu T không để anh đi, thì chẳng bao giờ T biết thật là yêu hay không .

Cả anh lẫn T.

Anh nên đi. Rôì 1 ngày nào đó, gió mang anh trở lại

Định mệnh làm mình gặp nhau, nên để định mệnh đưa đẩy

.....

Nhoẻn miệng cườì buồn "Nếu còn nợ thì lo gì . bây giờ đâu như xưa . Nữa trái đất chỉ hơn 1 ngày chờ đợị"

ngập ngừng ...

Văng vẳng trong ký ức, lời thì thầm của T mắt ướt nhìn thẳng bố

"nếu chỉ có duyên, thì T đã biết hạnh phúc là gì "

Bố thầm trách mình .

Ước mơ ngày xưa của bố là thành phi công . Vì thờì cuộc, giấc mơ ấy tạm lui bước, nhường chổ cho ước mơ lữ hành . Và du học là phương tiện.

Ước mơ trong tâm bố biến thành hoài bảo trong đôi mắt ngươì khác, trong gia đình, và nhất là T, lúc nào bố không biết .

Chỉ biết là T có lẽ cảm nhận như vậy, và như 1 số phụ nữ VN, đã quên mình để ngườì thân, không luyến tiếc hoài bảo

Từ khi đó, bố chẳng có tin T.

Mặc dù hỏi nhiêù người hay nhờ nhiều người quen ở VN dọ hỏi dùm .

Rôì 30 tháng 4 đến . Bao lông ngỗng Mỵ Châu có thể giúp bố tìm T bị xóa theo thờì gian.

Vừa xuống phi trường, là bố vội đến Rex. Nơi gần chốn xưa

Làn nước mưa mát đưa hồn bố vào kỷ niệm,

phố cũ ....

người xưa ...

lược trên suối tóc .. .

Trên đường đến Rex, bố thấy Sàigon quá khác trong ký ức của bố .

Bố e ngươì xưa .....

Trong xe taxi, dù từ Rex đến nơi xưa không xa, nhưng bố vẫn lấy taxi, để cuốn film dĩ vãng không ngưng .

Ga xe lửa không còn nữa

Công viên đang xây (và hiện nay đang bị phá và nhường chổ cho 1 trung tâm thương mại lớn)

Nhìn nơi xưa, chổ toà nhà kết tụ những kỷ niệm, bố biết là dĩ vãng đã chìm hẳn vào ký ức

Con thương

Cuộc đơì không hẳn chỉ có hoa hồng . Cuộc tình thơ mộng không hẳn chỉ là 1 truyện trong sách

Hoa ngọc lan chỉ thoát hương quyến rũ về đêm .
Hoa sen vương lên từ nơi mà những cây khác khó sống

Và, có những giấc mơ sẽ không bao giờ thành hiện thực, khi thời gian chen vào . Thời gian và nhất là bối cảnh sẽ tạo ra 2 giấc mơ

... song song

và chuỗi thời gian, như giấc mơ, không chảy ngược

Con thương,

khi có nhiêù giấc mơ, con nên chọn cái nào tha thiết nhất. Đừng để giấc mơ ngoài tầm mắt, về sau .


Để tránh những lúc, như bố, chỉ còn dĩ vãng

...

tiếng hát TNTT vẫn vọng trong lòng bố

.....

sao còn muà thu
mây hoang vu

.............. buồn nhớ vai gầy

sao còn muà thu
cho tim anh

................ sâù lắng dâng đầy

em về bên đó
nghe mưa rơi rơi
............... có nhớ một ngươì

anh nơi đây
nhớ mãi nụ cười
kỷ niệm khó phai
theo năm tháng ..... khôn nguôi
(NTM)


Thăng Trầm
12/07/2005

jeudi 25 décembre 2008

Nơi Nào Để Viết Tên Em


Nơi Nào Để Viết Tên Em


Tho’ : TT

Nhac HSN

ca si : Quynh Lan



Nơi Nào Để Viết Tên Em





tôi viết tên em vội vàng trên chiếc lá

gió thu về tôi mãi kiếm lá vàng rơi

tôi viết tên em gói tình trên ghế đá

công viên cuối tuần tìm mãi chẳng thấy tên

*

tôi viết tên em trên dãi bờ cát trắng

muôn sóng âm thầm chỉ để bọt buồn tênh




Tôi viết tên em với từng hoa phượng vĩ

gió hạ ve sầu chỉ để tiếng tơ ngân

*

tôi viết tên em trong bài thơ đang dở

hồn thoáng ý buồn hoen chữ xóa vần thơ

tôi viết tên em trên đường xưa lối cũ

lành lạnh mưa phùn còn lại mỗi phù du

*




tôi gói tên em trong mây chiều vội vã

cơn gió vô tình đẩy nhẹ cuối chân mây

cho ước mơ kia chợt thấy quá tầm tay

chỉ còn mỗi phím ngậm ngùi ngân luyến tiếc

*

tôi viết tên …, thôi tôi không còn muốn viết

thôi để kiếp nầy tôi viết nốt vần thơ

TT
24032006

cẩm nang để hỉu đàn ông .....

cẩm nang để hỉu đàn ông

.

.


Lt để ý thấy phần lớn các cô nàng hay chậm hiểu.

Không biết vì khả năng sinh tồn, vi sinh, sinh lý hay sinh tố, hay vì cố ý sinh sự

đàn ông đôi khi phát biểu ý kiến, cứ tạm gọi là ý kiến đi, thì đại đa số phụ nữ, không hiểu hay không thể hiểu

dĩ nhiên, theo khoa học, óc phụ nữ nhỏ hơn đàn ông

nhưng không phải vì vậy mà phụ nữ không hay chậm hiễu, hay cố tình chậm hiểu

Lt tội nghiệp, nên phổ biến cẩm nang nầy để các nàng, nhất là các "friends", nhạy bén hơn cho nở mặt với .... bồ


Khi đàn ông, thật là đàn ông, chứ không phải thuộc lọai phù du, qua đường, etc.. phát biểu như sau.....

==> thì phải hiêu là :


- em mặc đổ rất đẹp => lẹ lẹ lên bà, không ai nhìn áo đâu, họ chỉ nhìn, nếu có ... dưới áo

- anh thấy em mang đồ nặng tội nghiệp quá => đi shoping lâu rồi, mua nhiều rồi, anh hết tiền rồi... nên về thôi

- sao em hay lau mũi khi cô bán hàng cười với anh => đừng đưa nhẩn cưới ra cho cô ta xem nữa

- anh muốn ngồi nghĩ mệt 1 tí ==>> anh không muốn vô tiệm hột xoàn với em

- em coi chừng tụi nó thấy em đạo thiên chúa ==>> sao áo em hở hang sâu quá vậy

- em nên mặc váy,anh thấy... đẹp hơn ==>> khi em mặc áo dài, quần quá mỏng người ta thấy xì líp hiệu Victoria Secret

- anh nhớ mẹ và ba đau nặng ở VN =>> anh muốn đi xóa đói

- anh muốn làm việc từ thiên giúp VN ==>> không cần giải thích, Okeeee, các bà biết rùi


Lt

24082005.

ngỡ mới là hôm qua

ngỡ mới là hôm qua

.

.

.


chiều mưa trên đường vắng
gió mơn hàng me xanh
ai đi quên trở lại
buồn ngã vì mong ai



chiều mưa bên bến nhớ
mòn mỏi thả dỗi hờn
anh đi không từ biệt
hẹn hò gió mưa lau



ngày ấy mỗi chiều mơ
hạt mưa chưa biết buồn
vai anh u sầu đợi
ngỡ mới là hôm qua

200907

cái thuở lần đầu đau đớn ấy

cái thuở lần đầu đau đớn ấy ...


Nhẹ nhàng, chàng hướng dẫn nàng nằm xuống, mắt chàng nhìn đăm đăm, nhưng ánh vẻ trìu mến.

Chàng biết rỏ đây là lần đầu của nàng. Chàng an ủi nàng đừng sợ, chàng sẽ nhẹ nhàng, hết sức êm ái, nếu có đau, cũng không lâu ....

nàng rất căng thẳng, qua trao đổi vài lần, nàng biết chàng không thuộc hạng thô lổ, vũ phu, bạo tay ...

nhưng nàng rất căn thẳng, tay bấm vào thành, mắt trừng trừng quan sát chàng

khi chàng để đầu gần mặt nàng, nghe hơi thở nhẹ nhàng của chàng, hoảng hốt, nàng có phản ứng khép lại, để chàng không tiến sâu

nhưng kinh nghiệm của chàng đâu để nàng ngăn dể dàng như vậy, những ngón tay đầy nghị lực của chàng vẫn ngoanh ngo trong lối nhỏ. Nàng chỉ còn có tiếng ú ớ nho nhỏ, đầy e ngại


thoăn thắt, tay chàng đến ngay điểm yếu của nàng, làm nàng rên lên khe khẻ. Nàng mở rộng thêm, để chàng dể dàng làm như ý.

Như ý chàng.

Đắt ý, chàng tiếp tục, nhìn chăm chú, hơi thở đều đều làm nàng yên tâm hơn, và tập trung tất cả các giác quan để cảm thấy chàng đang làm gì

các ngón tay chàng hết vào rồi ra, đôi khi đau, run bắn người, căng thẳng, đôi khi nàng lắc đầu, không muốn tiếp tục. Nhưng chàng như lờ đi, như đang say mê thì làm sao ngưng được ...


thấy vậy, chàng nhẹ nhàng "cố chút nữa đi, anh sắp xong rồi "

thở nhanh, nàng ú ớ "anh có thể nhanh lên được không ?, em chịu hết nỗi rồi "


thế là chàng thoăng thoắc vận dụng hết sức


chợt nàng cảm thấy như có máu bắn ra, sau cái nhói điếng người


và sau đó, chàng rút tay ra, và cảm thấ như 1 lằng điện, 1 cảm giác êm diệu tràn qua con người nàng

từ từ nàng khép lại, rên nhè nhẹ, vì vẫn cò âm ẩm đau

chàng mỉm cười "em yên tâm đi, một chút nữa máu hết chảy, và em hết đau "

hảnh diện, chàng đưa cho nàng ....

25102007




cái răng mà chàng vừa nhổ

Khi tôi vừa biết yêu ...

.
Khi tôi vừa biết yêu ... ...Như mọi đứa con nít mới chùi được sạch mũi, vừa mới xong tiểu học, nhưng còn ham bắn bi, đôi khi cảm thấy sao tim mình phập phòng trước những "thằng" con gái, mà cách đây không lâu, mình còn hay đánh lộn với "nó"


nhiều nhà tâm lý, mãi sau nầy mình mới đọc, gọi đó là "rung động của tuổi mới lớn"


đôi khi trong lớp mà hồn ở đâu đâu. Đôi khi làn tóc xõa bờ vai, dù không thấy mặt, che mất những phương trình trên bảng, và đường cong trên chiếc áo dài quyến rũ hơn quỹ đạo thầy vẽ ra


thôi rồi ... tình yêu đã gỏ cửa ...


và theo qui luật, chuổi tiến hành tình cảm hay phản ứng như nhớ nhung, tương tư, dỗi, giận, hờn, ghen, trả đũa, v.v. theo nhau và tiêp nhau diễn hành


và thầy giáo trở thành, đôi khi, không quan trọng nữa. Tương lai chỉ còn là tóc xõa bờ vai


Thời khoá biểu chính thức vẫn là thời khoá biểu học

thời khóa biểu thực tế và tâm hồn là thời khóa biểu mộng mơ
sự tin tưởng ở cha/mẹ càng ngày càng bớt, có lẽ vì thấy chuyện cha/mẹ nói khá xa vời, khá "lý thuyết"

và cũng vì "cái tôi" càng ngày càng to ra, càng cao lên, và ảnh hưởng ngay đến mình

mà chuyên gia tâm lý bóp óc mãi mới có 1 từ mà mình đếch hiểu và cũng đếch cần : thực hiện "1 cá thể độc lập" (sic)


Ahhhh


thời đó mình hết, hay đúng hơn là bớt, tâm sự với cha/mẹ những việc "thắc mắc tâm hồn" hay tơ lòng rối răm. Tâm sự với cha/mẹ chỉ còn

"tối nay ăn món gì? ", hay

"mẹ cho tiền con đi xi nê với bạn " (nói láo)

quan điểm nhu cầu riêng tư thế hệ mình thi làm sao thế hệ trước có khả năng biết hay đoán được


thế đấy

23102007

vẫy tay chào quá khứ

vẫy tay chào quá khứ

Thăng Trầm



chiều nay trong quán cũ
vẫn chiếc bàn ngày xưa
lặng nghe giọt lòng rủ
trong hồn hoang xác xơ


rồi thì cũng chia tay
cuộc say không trở lại
nhẹ thầm qua tiếng thở
người ơi đường rẽ đôi


gửi tro tàn theo gió
lẫn nước mắt vòng tay
bao nỗi nhớ vun đầy
chôn xa cuối chân mây


xin riêng tôi một lần
đừng để mảnh ái ân
ghim vào tim đang vỡ
cửa hồn vơi cõi mơ


tôi sẽ tìm thời gian
gói sâu niềm tâm sự
chôn vùi trong quá khứ
tay vẫy chào vấn vương

Thăng Trầm

20032006

mercredi 24 décembre 2008

những quãng đường trong cuộc đời ...

Louise giống như các cô gái được các thi sĩ nghiệp dư diễn tả : máy tóc vàng như đồng lú mì, mắt biếc như biển miền Bắc, v.v.

Tóc vàng thì tôi thấy qua ánh đèn màu của phòng trà & disco cho sinh viên trường Đại Học, nhưng mắt biếc thì khi gặp nhau lần đầu, cũng trong ánh đèn màu, tôi mãi nhìn đôi môi mọng nên không để ý đến và chỉ nhận ra như thế vài hôm sau

Tối đêm đó, Louise Hétu chỉ à một cô gái có sắc đẹp lạ lùng


Vài hôm sau, tôi mới nhận ra Louise là cô gái phi thường, ít nhất là với tôi

Louise điếc bẩm sinh. Tối đầu tiên gặp nhau, Louise vẫn nhãy theo các điệu nhạc không 1 chút ngại ngần

Vài hôm sau, trong căn phòng nhỏ trong nội trú, Louise nghe Vivaldi khi nàng để bàn tay lên loa phóng thanh cũng là lúc mà tôi biết là nàng chỉ nghe bằng tay và biết bằng cách đọc trên môi.

Mãi đến 13 t Louise mới học nói ở trường chuyên dạy cho người điếc, và sau đấy, Louise nói 4 thứ tiếng :anh, pháp, đức và hebreu


Một lần, tôi rủ Louise đi máy bay dạo Québec. Sau khoãng hơn 1 giờ bay, Louise hỏi tôi có thể để nàng bay 1 lúc. Tôi nhìn Louise

- em biết bay ?

- vâng

- bao nhiêu giờ bay ?

- cũng tạm được thôi anh

- cầm tay lái đi

- anh báo cho control biết là em không kiên lạc qua radio nữa


Từ đó, tôi biết thêm là 1 phi công có thể lái máy bay mà không cần nghe


Louise lái rất cừ. Hơn hẳn tôi với những cú ngoạn mục.


Nàng học y khoa. Sau lúc trúng tuyễn thi viết, vào thi trước hội đồng nàng bi chất vấn vì không có khả năng nghe. Phải tranh đấu lă"m Louise mới được phép học y khoa


Sau khi ra y khoa, Louise đi Do Thái làm trong 1 clinic ở 1 Kiboutz , vì nàng là gốc Do Thái


Louise mời tôi đi vài tháng để biết cuộc sống Kiboutzim như thế nào.

Từ đấy, tôi nhận thấy có những quãng đường mang những tia nắng đầy hy vọng. Những quãng đường lạ lùng vào trong cuộc đời và không thể quên.......

thư gửi con gái rượu: có nhưñg mối tình chỉ nên còn dang dở

thư gửi con gái rượu, 2





có những mối tình chỉ nên còn dang dở



…. Có nhưñg câu thề nên phó lại giấc mơ

Con gái thương

thuở trung học, ba mẹ của bố có 1 cặp vợ chồng là bạn rất thân . Chồng là hiệu trưởng trường trung học duy nhất của thành phố. Một thành phố nhỏ ở ven biển

Một hôm, ba của bố kêu

“bây giờ, mỗi cuối tuần con đến nhà bác T. để học thêm”

Mồ hôi bố toát ra trong gió biển lành lạnh, và bố không nghe những gi Ba nói tiếp theo .
Trong lớp bố có một nàng mỹ miêù . Đó là nguyên do làm điểm của bố không cao được, không thể cao như bố muốn, và sau nầy bố biết là nàng cũng mong muốn điểm bố cao lên một chút.

Vì bố hay mơ màng nhìn nàng.... thơ nhiều hơn là nhin lên bảng. Làm sao khác hơn được, khi so sánh sự quyến rũ giữa tấm bảng và nàng thơ .

Nàng lúc nào cũng đăm chiêu. Ít hay cười, ít hay nhóm chợ, oupssss, nhóm bạn, nhất là với con trai .

Nhưng nàng không có cái vẻ kiêu kỳ của người biết mình đẹp, vì được nhiều chàng đẹp trai, học giỏi đeo đuổị.

Trong lớp, nàng chỉ nhin thầy và bảng.

Đôi lúc, bố tự hỏi nàng yêu ai nhiều, thầy hay bảng. Nhưng bố để ý, thấy nàng có cùng một thái độ với mọi thầy .

Hơn nữa bố chẳng thấy nàng trao đổi với thầy nào, ngoài lớp. Làm bố tự hỏi chả nhẽ nàng lại yêu tấm bảng khô khan đấy ư ?

Nàng học rất giỏi . Khi nào điểm xuống hạng 2 hay 3, điểm mà bố mãi ước mơ, thì thoáng ngay nét thất vọng trong ánh mắt nàng. Trong lúc đó, nếu được như vậy, bố rất vui, vì xích lại được gần nàng, gần nàng hơn, dù chỉ là tên thôi, trên 1 trang giấỵ

Vì điểm ấy nên dù có nhiều ngườì đeo đuổi, nàng vẫn một minh trên con đường từ nhà đến trường Ohhhh, đuờng không xa lắm, khỏang 100m, vì nhà nàng nằm trong khuôn viên trường, bên bụi tre.

Những người học bình thường như bố thì mặc cảm, nên, dù mến - bố e thẹn đấy, đúng hơn thì phải nói, "dù yêu âm thầm" - nhưng không dám bước thêm bước nào trong tình cảm.

Những người chiến đấu ngang ngửa được trên chiến trường điểm với nàng thì bị nàng không thèm nhin đến, vi thái độ vênh vang .

À quên, bố quên nói với con, nàng là con của hiệu trưởng, bạn ba mẹ bố.

Vì vậy sau khi Ba bố nói, oupssss, quyết định, thì lo, vui, bối rối lẫn lộn.

Vui ít hơn.

Một niềm hân hoan vì không phải chia sẻ với đám đông khả ố gần 40 đứạ, dù trong đó có vài bạn thân.

Bây giờ chỉ còn có bố và nàng. Dù chỉ là chiêù chủ nhật .

Bố nghỉ đến hơi thở, mùi hương nàng chỉ cho riêng bố. Bố muốn vênh vang lắm .

Nhưng nghỉ đến việc phải ngồi với ba của nàng trong 1 thời gian dài, với vẻ nghiêm nghị, làm học trò khiếp ông ta hơn cảnh sát, làm bố bức xức.

Nhưng ý của Ba, bố không bao giờ dám tráị. Nhất là khi đến tuổi gọi là vị thành niên. Cái tuổi quá già để làm bộ chưa biết, nhưng qua, trẻ để tự bay

Rồi những chiêù chủ nhật êm đêm trôi quạ

Những chiêù mà bố muốn ngưng lạị giòng thờì gian.

Biết bao đêm, bố nghĩ cách để thời gian đọng lai. Và làm ông hiệu trưởng biến đi. Những lúc mà bố muốn hoàng hôn không bao giờ đến, măc dù trước đó, bố rất thích nhìn pháo mây trên hàng phượng. Hay cây phượng sau nhà bố

Tình cảm của nàng với bố hình như tăng lên, tương đương sự hiểu biết của bố về văn phạm tiếng pháp và phương trình nhiều ẩn số, không hẳn chỉ môn tóan.

Nghĩa là không nhiêù như kỳ vọng của bố về tình cảm . Và tương tự như của Ba và ông hiệu trưởng về kiến thức bố

Nhưng vượt sự ao ước ban đâù của bố.

Làm sao hai người kia hiểu được sự khó khăn của bố phải tập trung ý nghĩ khi nhịp tim bố thay đổi lối đập, theo hơi thở hay tiếng nói của nàng.

Có lẽ chỉ có nàng đoán được thôị .

Vì khi Ba nàng đi uống nước, vội vàng, nàng giảng nghiã thêm cho bô’.

Dần dần, bố không mấy quan tâm đến nét mặt của Ba khi Ba nhin những trang giấy đầy chữ đỏ của người bạn, sau mỗi lần làm bài .

Chỉ cần 1 người hiểu là bố thỏa mãn rôì. Bô’ chỉ lắng nghe giọng nói êm dịu của nàng khi bố đến nhà nàng. Và khi bố đị, nàng luôn tiễn bố đến cổng. Và …

“thưa anh em vào”.

Mỗi chiều chúa nhật, bố không nhìn thấy gì trên đường về . Và cũng không buồn ngắm pháo mây lúc hoàng hôn, một thích thú trước đó.

Nhưng mỗi thứ hai, bố lại ray rức.

Thái độ nàng vẫn như trong tuần với bố. Nhứt là giữa đám đông. Oh, cũng hơi oan cho nàng. Bởi đôi khi không ai chú ý, nàng có thoáng nhin bố với ánh mắt lo ngạị hay giận, khi có ai chọc bố, hoặc mĩm cười khi chỉ có nàng và bố.

Cuộc tinh của bố, trong mắt bố, êm đềm trôi theo nhịp tiếng trống trường.

Có lẽ nàng cũng cảm thấy bố có tinh cảm sâu đậm với nàng. Và dù nàng chỉ xem bố là người bạn thân, bố vẫn rạo rực nhưng kiên nhẩn đợi đến ngày mai . Nhưng …

Một hôm, trong bữa ăn tối, Ba Me bố bảo là 2 tuần nữa sẽ dọn nhà đi Saigọn Vì Ba nhậm chức vụ mới.

Bố bàng hoàng. 2 tuần nữa là nghỉ hè, bố đã lập bao giấc mơ mấy tuần nay để cùng vui với nàng. Bố sẵn sàng học suốt cả hè với Ba của nàng.

Nàng có vẻ buồn khi bố đến gặp để chia taỵ

Có lẽ Mẹ bố đã báo tin cho gia đinh nàng. Nhưng nàng và bố vẫn còn hy vọng.

Trong văn chương, ngươì ta chả bảo “núi cao cũng lội, vạn đèo … ” kia mà .

Tuy không gặp thường nhau, nhưng trường Phan Bội Châu chỉ cách 200 kms trường Pétrus-Ký.

Rồi, thời gian, như bài hát nàng rất thích, ...lặng lẽ trôị.

Rôi, dòng đời có những khúc uốn không luờng trước.

Bố lên đường du học mà vẫn không gặp lại nàng.

Lâu lâu, bố có tin nàng thông qua gia đinh bố. Nàng cũng đi du học. Bố mãi tìm cách mà không liên lạc được với nàng.

Hồi đó đâu có internet và, nhất là, tính táo bạo như bây giờ

Và một ngày, như vô tình, mẹ bố bỏ thõng, trong 1 câu chuyện, nàng đã sang ngang.

Bao nhiêu bài thơ chưa gửi, bao nhiêu tấm tranh vẽ hình nàng trong những ngày tê tái lúc kỷ niệm theo nhau xếp lại vào dĩ vãng.


…. có những câu thề nên phó lại giâ’c mơ

........“anh Q, em đây”

điện thoại như muốn rơi khỏi tay bô’.

Trong khỏanh khắc, những hình ảnh các buổi chiêù học thêm, sân trường, dáng đi đến trường, hơi thở … thúc đẩy nhau diển hành qua óc bô’.

Như giấc mợ ….

Vẫn tiếng nói nhẹ và dịu dàng. Không sao quên hay lầm được. Vẫn tiếng cườì khẽ như chỉ dành riêng cho ngươi thân.

«X… mạnh chứ, đang ở đâu” ?

Bên khói café dần dần dịu rôì ngựng như nổi thương nhớ người xựa

Bố thấy ngườì phụ nữ duyên dáng trước mặt không phải là người từng làm nhịp tim bố thay đổi mỗi buổi chiều chúa nhật.

… có những vần thơ không nên tìm tác giả

Nhịp tim bố man mác chứ không rạo rực như ngày xưạ.

Mắt của X vẩn còn ánh lưu luyến, nuối tiếc, nhưng vắng nồng nàn. Tay vẫn đan chiếc muổng cafe như với cây viết chì ngày xưạ

Bố run động và xúc cảm, nhưng không như xưa, và hình ảnh trong đâù bố là mái trường, là hàng phượng vỷ ngoài sân, là bụi tre bố đi ngang mỗi chiều chú nhật, … chứ không phải những buổi chiều chủ nhật.

Bố biết là dĩ vãng không quay lại nữa

Từ đó,

Kỷ niệm như chiếc bình pha-lê bị vỡ. Tiếc là sao quá khứ lại vô tình làm vỡ tan.

An ủi vì đỡ phải u sầu nhớ nhung.

Giống tình cảm bố ngày trở vê Saigon sau 20 năm xa cách.

Bố choáng váng xúc động. Có cảm tưởng mình đánh mất một cái gi êm đẹp vĩnh viễn. Chắc chắn không bao giơ tìm lai được nữa.

Những hàng cây ngày xưa rợp bóng nhường chổ cho hàng phố. Những công viên vắng lặng biến thành những vườn chơị, đầy quán cà fe …

Saigon trong những giấc mơ tan theo thực tạị. Làm bố bớt thơ mộng khi nghĩ đến Saigon

Từ ấy, bố hay dằn vật. Nếu kỷ niệm không về thực tại, thi dĩ vãng vẫn đẹp hơn, êm đềm hơn.

Và bố tiếc đã lỡ lầm thêm 1 lần nữa, đánh vỡ giấc mộng đẹp ngày xưạ

…. Có những chân trời chỉ đẹp lúc hừng đông

Nhưng con thương

Có những dĩ vãng trĩu nặng trong tâm hồn, làm giao động hiện tại, khuấy động tình cảm tương lai và gây ngập ngừng.

Và gây ra cảm giác “tiếc đã lỡ”

Bố không còn tiếc việc đã đem dĩ vãng về thực tạị . Vì ..

thanh thảnh. Lòng không còn giao động vì quá khứ.

Con thương

Có nhưñg cơn giông, tình cờ mang thuyền mơ vào bến.

Ngày nào con thấy rung động vì thuyền, nên đừng lỡ cơ hội tìm cách xuống thuyền.

Giấc mơ phải được cùng xây bởi 2 nhịp tim. Nếu không, dù có trở lại nhau, cũng chỉ sẽ là 2 giấc mơ...

.. song song.

Nhưng nếu đã lỡ, mà vẫn còn vương, thì khi có cơ hội, con nên đối mặt với kỷ niệm, để xem rõ lại lòng con.

Để không còn nuối tiếc.

thương con

Thăng Trầm
21/12/2004

http://thugiang.wordpress.com/

mardi 23 décembre 2008


Blue Tango
Tho' : TT

Nhac Nguyen minh Chau




blue tango




có những đêm buồn quấn lấy tôi
những đêm chạnh lòng cắn vành môi
bao nhiêu giọt sầu thả hồn trôi
ngồi ngắm chân trời thấy xa xôi
tôi chỉ cần vòng tay người thôi


có những đêm buồn quấn lấy tôi
những đêm tôi thèm có lứa đôi
tôi chỉ cần nhắm mắt người ôi
vượt qua đêm dài đến bên tôi
ánh nắng tràn đầy giấc mơ phôi


có những đêm buồn quấn lấy tôi
những đêm jazz buồn phủ hồn côi
day dứt cung đàn từng điệu rơi
ước mơ trong vòng tay người thôi


những đêm lệ buồn hoen mắt tôi
tango diệu dàng người dìu tôi
bờ vai ngã đầu mơ để trôi
đêm qua vội vàng diệu kỳ ôi

người chỉ cần nhìn trong mắt tôi
tango nhịp nhàng xoá biệt ly
một đêm diệu kỳ lại ướt mi
hạnh phúc ngất trời, lệ dâng mi


25042006

Sgn tối chủ nhật mát và lành lạnh.....

triều cường hôm qua làm nhiều nơi bị lụt lên đến đầu gối

triều cường vì tham nhũng, do tham nhũng...


những dự án hay những qui hoạch vô ý thức


tham nhũng ...

là việc người cầm quyền bằng mọi cách phải cho người nhận do quyết định của họ phải biết là " bánh ít đi, bánh qui phải lại "

tham nhũng đã có từ thời mới đầu lúc CS còn ở ngoài bắc. Chứ không phải chỉ mới bây giờ

và lạm dụng quyền lực cũng thế

Một cơ cấu tham nhũng, một phản ứng tự che chở lẫn nhau, và một chế độ mà lường gạt để đến mục đích là căn bản


Trong chương nầy, một số facts được tác giả diển tả trung thực như các facts liên quan đến cuộc sống dưới CNXH hay vùng CSVN. Và 1 số chi tiết, chỉ chi tiết, ngoài vùng CS, hay miền Nam, thì HƠI sai. Dể hiểu thôi, cách tìm tòi và nghiên cứu cũng như thói quen của các tác giả thuộc loại tiểu thuyết nầy chưa có trình độ PROFESSIONAL như J Clavell, hay J Michener hoặc D Lapierre, v.v.


Vì vậy, các bạn sẽ thấy các chưng sau, không những HMT sai sót facts về miền nam, nhưng cũng sai sót về facts bên Mỹ, như xem New Orleans là 1 bang Mỹ

Nhưng đó là sai không ảnh hửng gì đến chuyện và mục đích vạch lưng CS để các nhân chứng lịch sử thấy mặt trái


Cũng nói thêm là không phải vì sai vài facts về miền Nam mà tác giả không bỏ công tìm ra những chi tiết mà CHỈ NGƯỜI TRONG CUỘC MỚI BIẾT. Như cách tổ chức ngành Kiều Lộ và thi cử vào Cao đãng CC tại Sgn. Lt hay nghe bố kể, và thấy rất chính xác (xem chương sau, sẽ đăng, thì sẽ thấy)



-------------------------------

"
PHẦN II. CUỘC BỂ DÂU - Chương 15
Non sông một dải

Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
(Nguyễn Du)

Hai mươi mốt năm, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, mùa Xuân năm 1975, giang sơn Việt Nam mới lạ quy về một mối. Cuộc hành trình đến độc lập tự do quá dài và cực kỳ gian khổ, khốc liệt. Cứ nhìn trập trùng bia mộ, tầng tầng lớp lớp nghĩa trang liệt sĩ khắp các thôn làng dọc dải đất hình chữ S thì đủ biết. Xương máu đã xây nên độc lập.
Cái làng Động thân thương, suốt cả một cuộc kháng chiến chống Pháp chín năm, đồn địch dựng giữa làng, ác liệt là thế mà cả làng cũng chỉ có tám liệt sĩ. Đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, đau thương mất mát đã tăng gấp bội. Con số liệt sỹ vọt lên cấp số nhân, gấp chín lần, tròn hai trung đội.
Gia đình anh Nguyễn Kỳ Quặc không phải là hộ duy nhất trong làng có hai con trai đi chiến trường, nhưng mất mát thì lại đứng hàng đầu. Nguyễn Kỳ Công, con trai đầu của Cục, học hết lớp bẩy thì nghỉ học, chưa đầy mười bẩy, đã khai tăng tuổi trốn bố đi khám tuyển bó đội. Chị y sĩ ở phòng cân đo nhìn cậu thanh niên choai cao ngỏng, quần sắp tụt dưới háng vì sức nặng của những hòn đá chật căng hai túi, không nhịn được cười:
- Cháu ơi, về để bố mẹ vỗ béo thêm một năm nữa rồi hãy đi khám tuyển.
Công van vỉ:
- Cháu xin cô. Mẹ cháu đã bị chết vì bom Mỹ ở cầu Thanh Am. Cháu muốn đi trả thù cho mẹ. Cô cho cháu thêm mấy cân, cô nhé.
Chị y sĩ ứa nước mắt, tặng cho chú bé năm cân, đủ tiêu chuẩn nhập ngũ.
Trước khi Nguyễn Kỳ Công vượt sông Bến Hải, anh gửi về cho bố và bà nội lá thư cuối cùng. Đó là mùa khô năm 1972, thời kỳ mà cuộc chiến ở thành cổ Quảng Trị diễn ra cực kỳ khốc liệt. Suốt từ đấy Công mất hút giữa đại ngàn Trường Sơn, giữa mịt mù khói súng.
Tiếp theo bước Công là cậu em Nguyễn Kỳ Cải, sinh giữa năm Cải cách ruộng đất. Đây là đợt tồng động viên toàn quốc, huy động toàn bộ lực lượng cho chiến trường. Trai tráng thôn quê không gâu nệ thành phần lý lịch, tuổi từ mười tám đến ba mươi sáu, đủ tiêu chuẩn sức khoẻ đều phải nhập ngũ.
Nhiều huyện, thiếu chỉ tiêu, phải gạn lấy xuống mười bẩy, lấy lên tới ba mươi bẩy tuổi cho đủ quân số. Các trường đại học, trung học chuyên nghiệp chỉ để lại nữ sinh và số nam sinh viên lớp cuối khoá, còn sinh viên năm thứ nhất, thứ hai đều điều hết ra mặt trận hoặc chuyển sang các trường Đại học Y, Bách khoa cầu đường, Giao thông vận tải… huấn luyện cấp tốc để chi viện cho chiến trường. Nhà Đĩ Ngao, liền một đợt cả hai anh em Ngạnh Vẩu và Ngộc cùng tòng quân. Ngạnh Vẩu cùng lứa với Cục, cả tuổi mụ là ba mươi nhăm, mọi đợt được miễn, nhưng lần này vẫn vào diện tuyển quân cho đủ chỉ tiêu của huyện, mặc dù ông Lưu Văn Ngao khi đó đang là chủ tịch xã. Riêng thằng Ngộc, em thứ năm của Ngạch, ngày bé trẻ con trong làng vẫn gọi đùa là Ngốc vì cậu chàng chuyên đi mang vác và hầu tụi con gái. Đi học, Ngộc chữa giấy khai sinh, đổi tên là Ngọc, Lưu Bích Ngọc, tên như đàn bà. Ngộc to béo như hộ pháp, nhưng bao nhiêu lần đi khám tuyển bộ đội đều bị loại. Không phải vì Ngộc có chân trong Ban chấp hành Đoàn xã, là trung đội trưởng dân quân, được địa phương giữ lại, mà vì lần nào khám tuyển, huyết áp và mạch đập của Ngộc cũng vọt lên đùng đùng. Có lần huyết áp tới 200/120, nhịp tim tăng hơn 100. Thì ra từ mấy năm nay, Ngộc đã có một bí quyết để đánh lừa các bác sĩ tuyển quân: Trước khi đi khám Ngộc uống một ly rượu pha với mấy giọt nhựa xương rồng, thế là huyết áp, nhịp tim tăng vù vù.
Thủ đoạn trốn nghĩa vụ quân sự của Ngộc quả là lợi hại. Đám thanh niên trai tráng đi hết, giữa một biển đàn bà con gái ở thôn quê, Ngộc trở thành của hiếm, mì chính cánh. Đi dân công, đi đắp đê, đi tập dân quân, đi lấy phân xanh trong tít vùng núi đá Cầu Dậm, một mình Ngộc chăn dắt hàng chục vợ bộ đội, và một đàn gái tân đang khao khát mùi đời. Giống như Phèng Cửu Tựu, ông Đội cài cách ngày trước, có tối Ngộc ngủ liền với ba cô. Ông Tựu thời cải cách phải dùng quyền lực dùng chuyên chính đế ép buộc, cưỡng đoạt, còn Ngộc bây giờ là của quí hiếm, là cái cọc cỡ bự để các ả trâu tự tìm đến.
Rõ ngược đời mười mươi mà lại là chuyện trăm phần trăm có thực. Có trường hợp hai cô, cùng đánh ghen vì Ngộc. Hoá không khảo mà xưng. Đó là trường hợp hai chị em cô Lành, cô Nhi con dì con già, cả hai mới cưới được một tuần thì chồng cùng đi chiến trường. Gái vừa chớm hơi trai, xa chồng biền biệt, lại gặp Ngộc tán tỉnh dẻo mỏ, không kìm giữ được, cả hai nàng cùng có chửa. May mà Ngộc có bố là chủ tịch xã, nên vụ việc được ém nhẹm đi ngay. Hai cô Lành, Nhi được gửi ra Hà Nội nạo thai chui. Ông Lưu Văn Ngao thấy mình bị tai tiếng, có thể khoá bầu sắp tới rớt chức chủ tịch, đành bấm bụng đẩy một lúc hai thằng con đi bộ đội.
Lần khám tuyển ấy các bác sĩ từ Quân lực Trung ương điều về, nên mánh khoé uống nhựa xương rồng của Ngộc bị lật tẩy. Ngộc là trường hợp duy nhất bị khám lại. Kết quả Ngộc khoẻ nhất làng. Ngộc và Cải đều xếp sức khoẻ loại A.
Ngay tuần sau, làng Động tiễn mười bẩy tân binh lên đường.
Như đã được trù tính từ trước, hai con trai ông chủ tịch Ngao thuộc diện quân số do tỉnh quản lý. Sau hai ngày tập trung, Ngạnh Vẩu được phiên chế vào đơn vị huyện đội, chuyên đi tuyển quân ở các xã. Ngộc về tiểu đoàn cao xạ tỉnh đội. Ưu ái như thế, ngang loại "gáo" vàng, con ông cháu cha còn gì.
Bọn Cải, dân ngu cu đen, mười lăm trai tơ làng Động, cùng mấy trăm tân binh các xã, ngay hôm sau, được một đoàn xe tải nguỵ trang như rừng, đưa thẳng ra mặt trận.
***
Làng Động sau đợt tổng động viên cuối năm 1972 ấy, hầu như chỉ còn rặt trẻ con, người già và cánh đàn bà con gái. Đàn ông, một số ít thoát ly làm việc ở các cơ quan nhà nước công trường xí nghiệp, còn lại bao nhiêu vét hết ra chiến trường.
Mọi công việc nặng nhọc như cày bừa, cấy gặt, đắp đê, đào mương, đi dân công, lợp nhà, tát ao, ma chay, tạp dịch… đều do cánh đàn bà con gái, mà họ tự giễu bằng hai từ "thị mẹt" đảm nhiệm. Hiếm hoi lắm ban quản trị hợp tác xã và một hai đội sản xuất mới có vài anh "cu ngảu", tức những người được gọi là đàn ông. Họ cũng có thêm một cái tên mới là "mì chính cánh", loại bột ngọt gia vị chỉ cần dính mấy hạt vào đầu que tăm là nước canh ngọt lừ, hiếm hoi và đắt giá vô cùng.
Gọi là "mì chính cánh" cho oai, chứ bọn "cu ngảu" làng Động, thực chất là bọn đàn ông khoèo chân hở rốn, hoặc đã quá tuổi hoặc không đủ tiêu chuẩn ra mặt trận. Đó là anh Thím chột, uỷ viên kiểm sát Hợp tác xã, anh Lì khèo chủ hiệu may đầu làng, ông Tư Lắp, kế toán trưởng, chú Song Lé đội trưởng thuỷ lợi, ông Ngao rỗ, chủ tịch xã… Nổi bật trong số mì chính cánh này có lẽ là anh Tư Cục. Tuy đã tứ tuần, tay trái oặt ẹo như dải khoai nước, tai phải nghễnh ngãng, nhưng Cục lại có cái "phom" cao to, bộ mặt hao hao Tây lai, nhìn kỹ thấy còn bảnh ra phết. Vả lại, Cục đang là đàn ông độc thân.
Từ ngày Bính bị bom chết, khối đám gọi Cục cho không con gái, nhưng thương vợ, xót con, Cục nhất quyết ở vậy. Sau đợt Công và Cải, hai thằng con lớn đi chiến trường, lý lịch Cục thêm vài điểm đỏ, được tổ chức tín nhiệm cho đi học cảm tình, đối tượng, sắp đặt vào chân Phó chủ nhiệm hợp tác xã phụ trách khu chăn nuôi. Cái tên Phó Cục bắt đầu được người ta gọi, lâu dần thành quen.
Thật lạ hoá ra sông có khúc, người có lúc. Cái thời cơ hàn của Cục đã qua. Hết xuống chó rồi, giờ là lúc đời Cục lên voi. Lên voi ngay trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt, cả làng Động rỗng rễnh như ổ trứng gà bị chuột tha trộm, như vò khoai khô bị rút hết ruột, mới kỳ lạ chứ. Làm cái anh phó chủ nhiệm phụ trách chăn nuôi như Cục, tưởng quyền rơm vạ đá hoá ra lầm to. Lắm quyền nhiều lực ra trò đấy nhé. Xã viên tranh nhau công điểm, một ngày công ba lạng, năm lạng thóc, kệ các thị mẹt. Cục thuộc diện cán bộ, nghiễm nhiên mỗi vụ cũng vài tạ thóc. Có người phơi khô quạt sạch gánh đến tận nhà. Đó là mối lợi nhỏ. Trại lợn vài trăm con, khu ao cá vài mẫu, lò ấp vịt mấy ngàn quả trứng một vụ… mới là lợi lớn.
Xuất mổ một tấn thịt cho mậu dịch, bét nhất cũng được lại quả cái thủ, bộ lòng, tim gan. Anh chị cán bộ huyện xuống xin phân phối hữu nghị một con lợn về nuôi. Xong ngay. Tớ ký, nhưng cũng phải có đi có lại đấy nhé. Thế là xoàng nhất cũng phải cho cái phiếu mua tút thuốc Sông Cầu, cái phích Rạng Đông, gói chè Thanh Hương, hoặc xuỳ ra mấy mét phiếu vải, bìa tem thực phẩm. Cánh hẩu hơn thì cho cái phiếu mua vài nghìn gạch, tạ xi măng, vài chục cân sắt thép, hay cái đài Orionton, tấm vỏ chăn con công Trung Quốc, cái xe đạp Thống Nhất hay Vĩnh Cửu… Thời buổi mọi thứ khan hiếm như vàng, chỉ cần có một tí quyền, nắm một chút vật tư, lương thực, thực phẩm để trao đồi, phân phát là đời lên hương ngay.
Nhà Cục từ ngày có tí chức, chẳng lúc nào thiếu nước mắm ngon, mì chính, xà phòng, đường sữa, thuốc lá, chè Thanh Hương. Bà Cử Phúc nhiều lần giấu Cục bảo con Ruộng mang cho bớt ông bà ngoại nó, cho đỡ phải tội. Nghĩ mà thương hại thằng Công, thằng Cải. Mùa đông cuốc bộ đi học từ tờ mờ đất, xa bẩy tám cây số, không có nổi một đôi dép cao su, một cái áo sợi mông. Bụng lúc nào cũng lép tận xương, sôi òng ọc. Bây giờ thằng Cách, con Ruộng sướng hơn nhiều. Lên chức Phó một năm, Cục đã mua được cho hai anh em chiếc xe đạp Thống Nhất để lai nhau đi học. Cũng là bổng lộc cả đấy. Phân phối hữu nghị cho bà Trưởng phòng Thương nghiệp huyện hai con lợn giống, bà ấy cho cái phiếu xe đạp cung cấp. Rõ là, có đi có lại thật toại lòng nhau.
Đó là mối lợi vật chất. Nhưng cái lợi tình ái mới là mối đại lợi, mới thực sự đưa đời Cục lên voi. Ngẫm ra tay nào đặt cái tên "mì chính cánh" kể cũng thâm thuý thật. Cục là loại "mì chính cánh" nhãn hiệu "hai tô" của làng Động. Đi đến đâu Cục cũng thấy ánh mắt đàn bà nhìn mình thèm thuồng.
Ngày còn thằng Ngộc ở nhà thì nó làm bá chủ. Lũ đàn bà con gái chạy theo nó như bầy dê cái. Nay thì vẫn thê đội ấy, những Lành, những Nhi, cùng Cúc, Nhài, Lan, Huệ.: tóm lại cả thế giới thị mẹt của làng Động và mấy làng lân cận đều là sở hữu của Cục. Nói ra thì mất lập trường, quan điểm, bôi xấu chế độ. Nhưng sự thật, chiến tranh đã làm cho đàn bà con gái cái làng Động của Cục lâm vào cảnh nguy khốn lắm rồi. Gay nhất là đám vợ liệt sĩ, thứ đến là vợ bộ đội.
Nghe họ nói, nhất là trên hội trường, trong cuộc họp, tưởng họ sắt đá, chung thuỷ lắm. Nhưng cứ nhìn vào mắt họ xem. Những đôi mắt buồn thăm thẳm, lúc nào cũng bồn chồn khắc khoải không yên, lúc nào cũng như thiếu đói một cái gì. Đi giữa sân kho hợp tác, bất chợt nhìn sang chỗ cân lúa hay chỗ đập lúa, Cục đều bắt gặp những ánh mắt nhìn như thiêu đốt, như mời gọi. Ở trại chăn nuôi, mấy chị băm bèo trộn cám, cho lợn ăn mà mắt cứ nhìn chằm chằm vào Cục. Có chị cứ lấy cớ xán vào Cục, hoặc đi qua như vô tình chạm người, chạm mông, tưởng điện chập, toé lửa…
Miếng ăn đến miệng, không chén là ngu. Mấy lần Cục nghĩ thế, khi cô Nhi vào phòng làm việc của Cục, giả vờ xin chữ ký để áp bầu vú như quả bưởi vào vai Cục, phả hơi thở hôi hồi vào gáy Cục.
Căng thẳng quá. Không chỉ Nhi, mà cả Lành, cả Nhài đều có chung những vở diễn như thế, làm thần kinh Cục lúc nào cũng căng lên, khắp người rộn rạo hưng phấn, tay chân như muốn phát cuồng. Cái gã đàn ông trong Cục bấy lâu nay bị ức chế, bị quản thúc, giờ bỗng bừng sống dậy. Cục thắp hương lầm rầm khấn vái trước bàn thờ Bính, xin Bính kéo anh ra khỏi những cái bẫy tình. Kìa, bát hương hoá. Chân hương cháy đùng đùng. Bính thương Cục đấy. Ở vậy thế là đủ rồi. Chiến tranh với đế quốc Mỹ còn dài, lấy vợ, đẻ thêm mấy thằng con trai nữa để chúng nó đi trả thù cho Bính.
Hôm sau, Cục quyết hành động. Quả nhiên, Nhi lại vào phòng phó chủ nhiệm ở trại chăn nuôi.
- Báo cáo anh… Kho lương thực huyện phân cho trại mình hai tấn rưỡi lúa để xay xát. Anh cho ý kiến để phân cho các gia đình.
Nhi lại áp sát sau lưng Cục. Lần này hình như cô ta chịn cả cái "bàn là" vào lưng Cục. Là Cục đoán thế vì tự dưng anh thấy bỏng dẫy một bên sườn. Cái cô này đến lạ, chồng đi bộ đội mới mấy tháng đã dính vào thằng Ngộc nhằng nhằng. Đến khi có chửa, phải đưa ra Hà Nội nạo thai, rồi Đĩ Ngao bắt Ngộc đi bộ đội, mới dứt ra được. Nhưng nghĩ đi lại phải nghĩ lại, đàn bà đã phải hơi giai rồi, lại hơ hớ, ngồn ngộn thế kia, ai mà nhịn được? Đến như con lợn xề ngoài chuồng kia, đến kỳ động hớn, không có đực là lồng lên, phá phách điên cuồng. Thật tội chạm tay vào, là ả lợn nằm ngoan ngoãn, chân sau dạng ra, chổng mông chờ đợi. Có lẽ Nhi đã bị những con lợn xề động hớn tra tấn còn hơn mọi cực hình. Có lần, Cục bắt gặp Nhi đứng thẫn thờ, mặt đỏ bừng bừng nhìn con lợn đực nhảy lên lưng con lợn nái…
- Kìa anh, ký duyệt cho em đi… - Nhi cúi xuống, những sợi tóc mai xoà vào má Cục, buồn buồn.
Cục đánh bạo, ưỡn người lên, rồi luồn cánh tay lành ra sau lưng, bàn tay để ngửa, sau đó lại từ từ cúi xuống. Trời ơi, cả bàn tay Cục ấm nóng, rồi bỏng dẫy. Cục không dám động đậy.
Nước ùa ra bàn tay anh ướt đầm…
Kẻ ngồi người đứng úp thìa như thế một lúc lâu. Nếu không bị Nhài đến phá đám thì chắc chắn câu chuyện sẽ gay cấn biết chừng nào.
Nhưng, tín hiệu đã phát và thu rồi, đời nào Nhi chịu dừng ở đó. Là người đàn bà ít nhiều đã có kinh nghiệm, lại đang cơn say tình, tối hôm sau, Nhi đã thu xếp cho hai người một chốn thần tiên, ấy là khu đống rơm ở vườn chuối cuối làng.
Sau cuộc mưa gió với Nhi, Cục trưởng thành nhanh chóng trong tình trường, thành gã thập thành có hạng. Lần lượt các cô các chị Lành, Cúc, Nhài, Lan, Huệ… tự tìm đến Cục. Hình như họ kháo nhau, rỉ tai nhau rồi tạo điều kiện cho nhau được thưởng thức Cục. Khác xa với Phèng Cửu Tựu ngày cải cách phải dùng uy quyền, thủ đoạn mới cưỡng nồi người đàn bà cởi quần ra, Cục bây giờ được các thị mẹt tự dâng hiến. Cục là mì chính cánh giúp cho bát canh suông cuộc đời các thị mẹt làng Động thêm chút ngọt ngào.
Đi đêm mãi cũng có ngày gặp ma. Không hiểu do các cô các bà ghen nhau vì "ăn chia" không đều hay vì có kẻ ghen ghét, mà một tối Nhài, Lành và chủ tịch Ngao rình bắt quả tang Cục và Nhi đang quần nhau ở nhà kho trại lởn. Đời Cục thế là toi rồi! Hết thời kỳ lên voi rồi. Hủ hoá với vợ bộ đội, khác gì tên Việt gian phản động cài ở hậu phương để phá tan tành sự nghiệp cách mạng? Người ta xung phong ra mặt trận, sống chết từng giờ, chỉ mong gửi lại vợ dại con thơ ở nhà cho các anh trông giữ, thế mà anh lại rủ rê, quyến rũ, rồi đè ngửa vợ người ta ra… Thứ hỏi còn anh lính nào yên tâm mà đánh giặc? Anh chọc bừa, nhiều thằng chó dái hậu phương khác cũng bắt chước anh chọc bừa thì vỡ trận to. Lính ngoài mặt trận đào ngũ hết. Thế cho nên Cục chết là đáng đời. Cục ơi, tham thì thâm!
Nhưng rồi bỗng như có phép lạ, Cục được tha bổng. Trời đất quỉ thần ơi, nhà Cục đại hồng phúc. Bính linh thiêng cứu bố con Cục đận này rồi.
Trời, Phật làm sao cứu nổi Cục?
Cứu Cục chính là Chi bộ.
Rất may là Cục vừa được Chi bộ kết nạp. Nếu không phải là người của tổ chức thì đời Cục đã ra bã. Chi bộ phải họp lên họp xuống hàng chục phiên. Phân tích, tranh luận đến nát nước nát cái. Đây không phải chỉ là chuyện riêng của đồng chí Quặc mà là chuyện hệ trọng của tổ chức, của cả hệ thống tổ chức. Con sâu làm rầu nồi canh. Bậy! Nồi canh của tổ chức, đời nào có sâu? Không làm êm thấm, kẻ địch nhân cơ hội này phá hoại tổ chức từ bên trong phá ra. Ông bí thư tuyên bố hùng hồn thế. Việc đầu tiên là cấm không được tiết lộ vụ hủ hoá này cho quần chúng biết. Ém nhẹm và bí mật tuyệt đối không để tin tức lọt lên cấp trên. Cấp trên biết chuyện này thì bao nhiêu công lao phấn đấu, bao nhiêu thành tích của cả một tập thể sẽ thành công cốc. Chi bộ không trong sạch, không đạt tiêu chuẩn bốn tốt thì còn mặt mũi nào để nói với quần chúng? Còn vai trò gì là đầu tầu, lãnh đạo? Thôi thì đóng cửa bảo nhau, xử lý nội bộ. Đồng chí Quặc vợ chết vì bom Mỹ, là đàn ông độc thân, gà trống nuôi con đã mấy năm trời. Dẫu là gỗ đá cũng phải mối mọt, huống chi người… Còn cô Nhi vợ bộ đội nhưng đã ba năm bặt tin chồng, ngày xưa ba năm là xứng đáng được nhận bằng tiết hạnh khả phong, giờ thời đại mới, thiếu nữ có kinh từ mười một tuổi. Nhi cưới được bẩy ngày thì chồng đi miết vào chiến trường. Ba năm chịu đựng, đóng cửa chờ chồng đã là ghê lắm rồi, chi bộ thử thách chán mới cho đi học lớp đối tượng. Đàn bà ấy mà, đái không vượt nổi ngọn cỏ, khôn ba năm dại một giờ…
Chi bộ đang họp xử lý kín, thì có giấy báo tử chồng Nhi từ huyện đội chuyển về. Chủ tịch Ngao kêu lên giữa cuộc họp, không hiểu vì sung sướng thay cho Cục hay đã tìm được lối thoát cho tổ chức: "Tôi biết tin anh Bức chồng cô Nhi hy sinh tại trận địa pháo cầu Hàm Rồng từ năm ngoái rồi, nhưng vì muốn giữ yên ổn hậu phương nên không thông báo với gia đình Nay thì cô Nhi đã trở thành người tự do… Chi bộ mình chăng phải kiểm điểm ai hết. Chúng ta nên tác thành cho đồng chí Quặc và đồng chí Nhi làm vợ chồng…"
Đám cưới đồng chí Quặc và Nhi được chi bộ đứng ra tổ chức sau lễ báo tử Bức một tháng. Cục lấy được vợ trẻ hơn mình mười sáu tuổi, hừng hực sức thanh xuân, nên chỉ trong vòng ba năm đã đẻ liền ba đứa con, hai gái, một trai.
***
Càng gần ngày chiến thắng, các chàng trai làng Động càng nằm lại chiến trường nhiều hơn.
Cải vào mặt trận sau Công đúng một năm. Vừa hành quân vừa tranh thủ luyện tập, đến hết mùa mưa, đơn vị Cải vòng qua đất bạn Lào, vào sâu chiến trường Tây Nguyên. Tháng chín năm 1974, trong trận thử lửa ở Đắc Tô, Tân Cảnh, trận đánh thăm dò, trước khi quân ta điểm huyệt toàn bộ hệ thống quân sự Mỹ Nguỵ ở Buôn Ma Thuột, Cải đã vĩnh viễn nằm lại ở một con suối không tên.
Hai mươi bốn liệt sĩ của làng Động lần lượt được báo tử.
Hôm nhận giấy báo tử Nguyễn Kỳ Cải, bà Phúc nhìn thấy bức ảnh thằng cháu nội trong khung tang, liền bị ngất. Còn cô Hậu lại ôm ghì lấy tấm ảnh, vừa nhăn nhở cười, vừa trò chuyện với đứa cháu như Cải đang còn sống. Riêng Cục, lầm lì suốt một ngày không nói. Anh bảo Nhi bắt con gà trống thiến làm một mâm cơm cúng, bảo cái Ruộng mời ông bà Bùng đến dự lễ tưởng niệm. Chập tối, Cục lặng lẽ ra mả Bính, thắp hương, lầm rầm khấn vái một hồi lâu, rồi vật vờ như con ma đói về nhà.
Hy sinh giữa tuổi mười tám, bài vị chàng trai Nguyễn Kỳ Cải ngời ngợi như một tài tử điện ảnh trên ban thờ, cạnh dưới bài vị chị Bính. Còn một chỗ trống nữa, phía bên kia, lần nào thắp hương, anh Cục cũng thầm mong đó không phải là chỗ dành cho Công.
Làng Động chỉ còn một trường hợp duy nhất là Nguyễn Kỳ Công vẫn bặt vô âm tín.
Bỗng một ngày chị Là từ Hà Nội về, mang theo những tin tức làm cả làng Động sôi lên sùng sục.
Tin thứ nhất: ông Nguyễn Kỳ Vọng, con thứ ba của ông bà Lý Phúc di cư vào Nam năm 1954, vẫn còn sống và sắp trở về.
Tin thứ hai: ông bác Nguyễn Kỳ Vọng đã gặp thằng cháu Nguyễn Kỳ Công tại chiến trường miền Đông, Nam Bộ.
Cả hai tin này đều chắc như đinh đóng cột, vì chị Là chỉ là cái loa phát ngôn của chồng. Ông Chiến Thắng Lợi là cán bộ Trung ương cao cấp, vào ra Sài Gòn như đi chợ, đã phát thì ngôn nào dám sai?
Mẹ con bà Cử Phúc như người chết rồi bằng được sống lại. Bà Cử Phúc, gặp ai cũng khoe lá thư của anh Ba Vọng do ông cả Khôi mang từ Sài Gòn ra, đã được truyền tay đến nhàu nát. Không biết chữ, nhưng bà đã thuộc đến từng dấu phẩy
"Con là Nguyễn Kỳ Vọng, cúi đầu kính lạy u vì tội bất hiếu.
Vì hoàn cảnh chiến tranh, con xa gia đình đã hơn hai mươi năm. Lúc nào hình ánh thầy u, hình bóng quê hương cũng luôn ghi nhớ trong tâm khảm. Biết bao vật đổi sao dời, không làm sao kể hết trong mấy dòng thư này. Con vẫn luôn nói với vợ con và hai cháu Kỳ Vân, Kỳ Vy rằng, nhất định sẽ có một ngày chúng ta về thăm quê cha đất tổ. Quả là hồng phúc nhà ta còn rất lớn. Gặp anh Khôi con ở Sài Gòn mà con tưởng như trong mơ… Vậy là bốn anh em con vẫn còn cơ hội gặp thau giữa làng Động quê hương. Ngày ấy không còn xa nữa. Nhất định con sẽ về thăm u và gia đình… Nhân đây con cũng báo tin cho chú Quặc biết. Nếu chú có con trai lớn tòng quân thì đúng là hai bác cháu đã gặp nhau ở An Lộc rồi".
Chỉ vỏn vẹn ba dòng thư ngắn ngủi cũng đủ làm anh Cục sướng muốn phát điên. Anh uống hết một chai ba rượu trên quán cháo lòng bà reo chợ Mới, mồm nói huyên thuyên rằng tuần trước chị Bính vợ anh báo mộng thằng Công dắt theo về một cô vợ người Sài Gòn, giọng líu lo, nói mà anh chẳng hiểu mô tê gì. Có thế chứ! Trong hai thằng con trai anh, nhất định sẽ phải có một thằng đi tới đích, là người chiến thắng trở về chứ? Khối trường hợp báo chí đăng hẳn hoi. Cô vợ nhận giấy báo tử chồng, bố mẹ chồng thương con dâu lỡ dở bèn cưới cho ruột thương binh goá vợ, đến khi đám cưới vừa diễn ra thì anh chồng lù lù xuất hiện. Lại có trường hợp một anh bộ đội về nhà, thấy ảnh mình trên bàn thờ, đang ngơ ngác đứng nhìn không hiểu thực hư ra sao, thì bố mẹ ngoài đồng về, tưởng con là ma, liền qui xuống vái lia lịa mong hồn ma sống khôn chết thiêng phù hộ cho cả nhà…
Không thể ngồi yên ở nhà vì mấy dòng thư như đánh đố, anh Tư Cục bảo Nhi bắt con gà sống thiến cho vào rọ, đong vào tay nải mấy cân nếp cái hoa vàng, đích thân khăn gói ra Hà Nội, tìm gặp bác cả Khôi để hỏi về trường hợp bác Vọng đã gặp cháu Công như thế nào?
***
Bác cả Khôi, anh Cục vẫn thường gọi đồng chí Chiến Thắng Lợi như thế, là người duy nhất của làng Động có mặt tại dinh Độc Lập, trung tâm đầu não của chính quyền Sài Gòn, đúng ngày chiến thắng 30 tháng tư năm 1975.
Đoàn công tác đặc biệt của Ban X, do đồng chí Tư Vuông dẫn đầu, cùng đi có Chiến Thắng Lợi và Văn Quyền khởi hành từ Hà Nội vào đúng ngày giải phóng Huế, 26 tháng ba.
Chiếc xe Uoat mới cứng, phủ kín lá nguy trang, đi suốt đêm ngày theo mệnh lệnh "thần tốc, thần tốc hơn nữa", đuổi kịp đại quân ở Đà Nẵng. Từ đây, đoàn nhập vào Bộ chỉ huy tiền phương của cánh quân phía bắc, tiến thẳng vào dinh Độc Lập.
Sau hai mươi mốt năm, kể từ ngày 10 tháng mười năm 1954, ngày những anh bộ đội Cụ Hồ tiến vào giải phóng Thủ đô giờ đây Chiến Thắng Lợi lại có vinh hạnh được cùng đại quân tiến vào giải phóng Sài Gòn. Cũng bộ quân phục màu cỏ úa, mũ tai bèo, lẫn trong hàng vạn sĩ quan chiến sĩ quân giải phóng, nhưng vị thế của Chiến Thắng Lợi giờ đã khác. Ông theo đại quân vào thành phố lần này là để tiếp quản toàn bộ hệ thống của chính quyền cũ; tiếp đó là tẩy rửa, thanh trừng toàn bộ hệ thống tư tưởng phản động, chống đối; thiết lập bộ máy của chính thể mới. Đời người mấy ai có được niềm vinh quang cao vời, niềm hạnh phúc tột đỉnh ấy.
Ngay ngày đầu tiên đặt chân đến Sài Gòn, Ban X đã lập một chiến tích vang dội, có sức lan truyền khắp cả nước và thế giới ấy là bài phóng sự "Đại quân ta tiến vào Sài Gòn", ký tên tác giả Văn Quyền, thành viên của Ban X, đăng trên hầu hết các tờ báo lớn ra hàng ngày và phát liên tục trên Đài phát thanh. Bài phóng sự đăng kín hai trang báo khổ lớn mô tả các cánh quân tiến thần tốc với khí thế chẻ tre từ các ngả Đồng Dù, Bến Cát, Dầu Giây, Long Thành, Bến Lức…, vào chiếm các trung tâm đầu não cuối cùng của quân nguỵ Sài gòn, và mũi thọc sâu quyết định là Lữ đoàn tăng thiết giáp đánh chiếm dinh Độc Lập, bắt tướng Dương Văn Minh phải lên Đài phát thanh tuyên bố nguỵ quân nguỵ quyền bô súng, đầu hàng vô điều kiện, miền Nam hoàn toàn giải phóng. Kèm theo bài phóng sự hừng hực lửa ấy là bức ảnh hai chiến xe tăng 843 và 390 của Lữ đoàn 208 anh hùng tiến thẳng vào cửa dinh Độc Lập.
- Các cậu giôi lắm. Vừa vào hang cọp, còn lạ nước lạ cái chưa biết đường đi nước bước ra sao mà đã có ngay một bài phóng sự bốc lửa, chẳng khác gì bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi ngay sau chiến thắng quân Minh…
Đó là lời khen của đồng chí Tư Vuông dành cho Chiến Thắng Lợi và Văn Quyền.
Chiến Thắng Lợi thật thà:
- Dạ, báo cáo anh, công này thuộc về cậu Văn Quyền. Suốt đêm cậu ấy thắp đèn hì hục viết. Cậu ấy có nhờ tôi đọc duyệt. Tôi sửa cái tít, thêm chữ TA, để khẳng định đây là đại quân Cách mạng.
- Giỏi lắm. Riêng cái tít đã chứng tỏ một tầm nhìn vĩ mô, chiến lược. Mà cậu Văn Quyền bỗng nhiên viết lên tay mới lạ. Vừa có thực tế sống động, vừa có văn chương bay bổng. Tớ sẽ đề nghị với Trung ương thưởng huân chương chiến công cho các cậu đợt này.
Xưng hô cậu tớ thân mật như anh em một nhà, đủ biết đồng chí Tư Vuông vui đến mức nào…
- Anh Tư đặc biệt đánh giá cao bài viết của chú - Chiến Thắng Lợi nói với Quyền - Chính tôi cũng rất khâm phục khả năng nắm bắt thực tế của chú. Không hiểu chú lấy tư liệu ở đâu, lúc nào mà tài thế?
Cái nhìn dò xét, xăm xoi của Lợi, khiến Văn Quyền phát hoảng. Giả vờ hỏi vậy thôi, chứ ông ấy đã biết tỏng, đã đi guốc trong bụng mình - Quyền nghĩ thầm vậy và đành phải thú nhận:
- Với anh thì em không dám giấu giếm điều gì. Anh có nhớ hôm anh em mình gặp Châu Hà ở phòng Tổng thống Dương Văn Minh không? Chính cậu ấy đã cung cấp cho em tư liệu viết bài phóng sự.
Chiến Thắng Lợi à một tiếng, như đã hiếu ra.
Châu Hà chính là bút danh của nhà văn Đà Giang từ ngày đi chiến trường. Về nguyên tắc tổ chức, các nhà văn đi B, đều không được ký bút danh cũ trên các tác phẩm viết tại mặt trận. Đà Giang, sau chuyến vượt Trường Sơn năm 1967, phải bỏ lại cái tên cũ ở miền Bắc, lấy dòng sông Châu Giang quê hương làm bút danh nhà văn giải phóng Châu Hà. Vậy là từ cái tên cúng cơm Mai Văn Nhạ, đến Đà Giang, rồi Châu Hà bây giờ là cả một chặng đường trưởng thành của một đời văn. Cũng tương tự, Du San lấy bút danh Xuyên Sơn, Hàn Thâm Nho ký tên mới Trần Nhân Ảnh. Từ ngày ký tên mới, Châu Hà trở thành nhà văn giải phóng nổi tiếng với hàng loạt các tác phẩm gây tiếng vang trên văn đàn: Các tiểu thuyết "Trường Sơn hùng vĩ" "Đỉnh dốc, "Vượt ngầm", các tập truyện ngắn và ký sự "Em gái Vân Kiều", "Trăng sáng Cửa Việt", "Mũ tai bèo"… Đặc biệt, tập tuỳ bút "Đường lớn ta đi" ngay sau khi xuất bản đã có sức hiệu triệu hàng vạn thanh niên lên đường ra mặt trận, đã được báo chí hết lời ca ngợi là tác phẩm đúng tầm thời đại, bản hùng ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, được chọn in vào phụ lục sách giáo khoa bậc trung học. Châu Hà được trao giải thưởng Văn học Trường Sơn và trở thành nhà văn giải phóng hàng đầu được nhận Giải thưởng Văn học Á - Phi - Mỹ La tinh. Gần mười năm ở chiến trường, Châu Hà không những là nhà văn với sức đi sức viết kỷ lục mà còn là một nhà báo sắc sảo, luôn có mặt tại những nơi nóng bỏng, ác liệt nhất, luôn có những phóng sự hừng hực khói lửa chiến trường.
- Mình không ngờ trong cuộc chiến tranh này Châu Hà đã trưởng thành vượt bậc - ông Lợi nói với Quyền - Trong số ba tay nhà văn tình nguyện đi B đợt ấy, Đà Giang thực sự là niềm tự hào của giới văn nghệ… đau nhất là mình đã đồng ý để Du San đi chiến trường…
- Em chẳng ngạc nhiên khi Xuyên Sơn trở thành kẻ chiêu hồi. Trong bài viết "Từ Du San đến Xuyên Sơn, hành trình của một tên phản bội", em đã lật tẩy bộ mặt tay sai bồi bút của nó. Viết đơn tình nguyện đi chiến trường cũng chỉ là sự a dua theo Đà Giang và Hàn Thâm Nho, chứ bản chất hắn là kẻ dễ dao động, không chịu được gian khổ, ác liệt, thì em biết. Thằng nhà văn khi đã quay bút phản bội Tổ quốc thì giọng lưỡi của nó còn hơn cả rắn độc. Nghe đài Sài Gòn đọc bút ký "Xương trắng Đất Việt" của nó em chỉ muốn đập vỡ cái đài, chỉ ước bắt được nó để băm vằm thành từng mảnh. Tiếc rằng nó đã leo lên máy bay trực thăng chạy theo quan thầy Mỹ. Trước khi tháo chạy ba ngày nó còn kịp phun trên đài Nguỵ bài tuỳ bút "Tử thủ cùng Sài Gòn", anh bảo có điên không?
- Nhưng bù lại chúng ta đã có Châu Hà, Trần Nhân Ảnh và bao nhà văn anh dũng khác… - Chiến Thắng Lợi đột ngột trở lại chuyện cũ - Này, chú không nghĩ rằng Châu Hà sẽ kiện chú đấy chứ?
- Kiện thế nào được em? - Văn Quyền nói cứng, nhưng sắc mặt chợt tái dại, không qua nổi được mắt Lợi - Em chỉ tham khảo tư liệu của cậu ấy thôi…
- Tôi nhắc để tránh cho chú những phiền toái sau này. Đạo văn là điều tối kỵ của người cầm bút - Chiến Thắng Lợi xua tay - Thôi, qua chuyện khác nhé. Hình như tôi có đọc loạt bài Châu Hà viết về cuộc nổi dậy Tết Mậu Thân ở Sài Gòn.
- Dạ, đúng. Phóng sự "Dáng đứng Thành đồng" in trên Văn Nghệ Giải phóng. Năm 1968 Châu Hà từng sống ở địa đao Củ Chi, rồi tham gia tồng tiến công Tết Mậu Thân. Chẳng ngõ ngách nào ở Sài Gòn cậu ấy không biết.
- Chú tìm Châu Hà, bảo đến gặp tôi nhé.
Văn Quyền phát hoảng, trán toá mồ hôi hột. Anh thoáng nghĩ đến một cuộc đối chất mà vị quan toà không ai khác là Chiến Thắng Lợi.
Như để trấn an Quyền, Lợi đặt cả hai bàn tay lên vai thuộc cấp, vỗ nhẹ:
- Tôi muốn nhờ Châu Hà một việc. Hoàn toàn là chuyện riêng tư. Phải nhờ tay nhà văn xông xáo này may ra mới tìm thấy tung tích của cậu em cùng cha khác mẹ với mình.
- Nguyễn Kỳ Vọng hả anh?
- Vì nó mà cái lý lịch của tôi luôn bị tổ chức đặt một dấu hỏi - Tiếng thở dài của Lợi khiến Quyền như thấy lây sang mình.
- Bây giờ là lúc mình phải đối mặt với sự thật. Dù sao nó cũng cùng giọt máu với mình. Người cách mạng không phải là kẻ không có trái tim. Nếu nó là nguỵ quân nguỵ quyền, là ác ôn nợ máu thì tôi cũng phải nhận trách nhiệm với tổ chức…
- Dạ, anh để em lo việc này. Em sẽ đi gặp Châu Hà ngay.
Quả nhiên, người tìm ra Nguyễn Kỳ Vọng không ai khác là nhà văn Châu Hà. Bằng hệ thống cộng tác viên đặc biệt và tài nghệ của một người săn tin, chỉ trong ba ngày, Châu Hà đã tìm thấy tên Nguyễn Kỳ Vọng trong danh sách của Tồng Cục Kiều Lộ, thuộc Bộ giao thông Công chánh chính quyền Sài Gòn.
Dẫu đổi họ thay tên và súng sính trong bộ quân phục giải phóng rộng thùng thình thì Châu Hà vẫn là anh chàng nhà văn Đà Giang đen gầy, xương xẩu ngày nào. Chỉ có điều, thay vì chiếc điếu cày lúc nào cũng cặp kè bên mình, giờ thì trên môi Châu Hà thường trực điếu thuốc lá Basto. Hàm răng được hun khói thường xuyên xỉn màu cánh dán khiến nụ cười của anh không giấu được vẻ quê mùa gốc gác.
Cùng bước vào phòng Chiến Thắng Lợi với Châu Hà là một người tầm thước, mặc bộ complê sáng, đội mũ phớt, dáng vẻ khúm núm sợ sệt.
Chiến Thắng Lợi sững người. Ông nhìn người mới đến chằm chằm, rồi quên cả mình đang ở một cương vị phải giữ gìn, ông tiến lên mấy bước, xoà tay ra:
- Chú Ba Vọng phải không. Đúng là em Nguyễn Kỳ Vọng rồi.
- Anh Khôi! Em đây.
Hai anh em ôm chầm lấy nhau. Chiến Thắng Lợi cố nuốt nước mắt vào trong, còn Vọng thì bật khóc ồ ồ.
- Bà và cả nhà vẫn mong chú từng ngày. Biết chú không di tản, lại chỉ là một công chức kỹ thuật, không nợ máu, anh rất mừng.
Đó là câu chuyện mở đầu của hai anh em suốt hơn hai mươi năm xa cách.
***
Chuyến trở về làng Động của Nguyễn Kỳ Vọng như một giấc mơ.
Trong số những người đầu tiên được lên con tàu Thống Nhất đầu tiên làm cuộc hành trình xuyên Việt từ Sài Gòn ra Hà Nội, Vọng có niềm hạnh phúc của người phía bên kia nhưng lại được chính thể mới tin cậy, tin dùng. Cùng trên chuyến tàu với Vọng là một số ít người Bắc di cư, có nhân thân tốt, được ưu ái đặc biệt về gặp mặt gia đình. Còn lại, toàn một màu áo lính. Có nhiều toa chở đầy thương binh. Những người lính dạn dầy trận mạc, từng cận kề cái chết. Nhiều người là thương bệnh binh hôm qua còn trong bệnh viện. Nhiều người có thâm niên hàng chục năm khắp các chiến trường B, C, K. Họ được phiên chế theo từng đơn vị toa tàu có sĩ quan chỉ huy, có bộ phận bảo đảm hậu cần. Hành trang của những người lính chiến thắng hầu như giống nhau: kèm theo ba lô, võng dù, đàn ghita là khung xe đạp gia công, xăm lốp xe, búp bê, quần áo, đường sữa… Nhiều anh bê theo cả những chiếc ti vi đen trắng to đùng, hoặc treo toòng teng bên cửa sổ những buồng cau, những xe nôi trẻ con, đồ gia dụng bằng nhựa… Nhiều anh không quên mang vác đưa lên toa những bao tải gạo, những can nhựa nước mắm, những giỏ trái cây đủ loại măng cụt, sầu riêng, mãng cầu, dừa, xoài, chồm chôm, bưởi, mít tố nữ… cao ngất ngưởng. Đoàn tàu chiến thắng nồng nặc mùi mồ hôi người lâu ngày không tắm giặt chen chúc kẻ nằm người ngồi, chất ngất đồ đạc, hành lý, nhiều lúc ì ạch chạy với tốc độ bằng người đi xe đạp, đêm xuống nhà tàu phải thắp những ngọn đèn dầu vàng nhợt nhạt ở các lối đi. Vui nhất, ầm ĩ nhất là lúc hai đoàn tàu ngược chiều Nam Bắc gặp nhau ở ga cau Phú Yên, ga xoài Bình Định ga gà Quảng Ngãi và ga trứng vịt Quảng Bình. Tàu Bắc vào có vẻ hỗn tạp, chen chúc người, nhưng cũng nghèo nàn hơn. Toàn cán bộ vào tiếp quản, đi công tác, các gia đình tập kết dắt drư nhau về quê, thân nhân đi tìm người nhà và cánh lâi buôn đường dài. Hàng vào chủ yếu là chè Phú Thọ, Thái Nguyên, thuốc lá sợi Lạng Sơn, thuốc lào Vĩnh Bảo… Người ta réo tên ời ời xem có ai là người thân, người đồng hương. Không ít cảnh vợ chồng, cha con, anh em gặp nhau tình cờ, câm động đến rơi nước mắt.
Dằng dặc suốt chiều dài đất nước đâu đâu cũng cảnh đổ nát hoang tàn. Những rừng dừa cụt ngọn cháy đen, tua tủa như những rừng cọc Bạch Đằng. Những cánh đồng bị đạn pháo cày, bỏ hoang lâu ngày, cỏ mọc ngút đầu. Những nền nhà nham nhở. Những túp lều dựng vội bằng đủ thứ phế liệu. Hàng trăm chiếc cầu đổ sập ngang sông. Xác xe tăng, xe tải cháy ngổn ngang dọc đường. Những thị trấn hầu như chỉ còn là những đống gạch vụn…
Thế là tròn 22 năm kể từ ngày Vọng đáp chiếc máy bay Dakota từ phi trường Gia Lâm vào Sài Gòn. Ra đi như một cuộc chạy trốn quê hương bằng đường trên trời. Trở về trên chuyến tàu xuyên Việt nối liền hai miền chia cách. Ngày đi Vọng vẫn còn là một cậu tú tài mười bầy tuổi, ngày về đã là một người đàn ông tứ thập, với biết bao chìm nổi, phong trần.
Gặp bà Cử Phúc, Vọng ôm chầm lấy mẹ, khóc rống lên. Nhìn thấy ảnh ông Cử Phúc trên ban thờ, Vọng lại khóc nức nở một lần nữa. Chao ôi, toàn những gương mặt thân yêu mà cho tới lúc gặp, anh vẩn không thể nhận ra. Mẹ anh gầy yếu hom hem và già sọm hơn tuổi thực của bà đến chục tuổi. Cục cao lênh khênh, đen cháy như thanh gỗ hong gác bếp, còn Hậu, cô em ruột, mà anh lại cứ tưởng là bà vú già của gia đình.
Ký ức về Nguyễn Kỳ Viên một thời, khiến Vọng cứ ngơ ngẩn như người lạc vào một xóm ngõ nào đó chứ không phải ngôi nhà xưa, nơi anh đã gắn bó những năm tháng tuổi thơ. Khu nhà của thầy u nay đã bị chia năm xẻ bẩy, chen chúc các hộ gia đình. Cái làng Động của anh đông đúc, chật chội hơn, nhưng xác xơ, tiêu điều. Nền đình Đụn giờ thành nhà kho, sân phơi hợp tác, ngổn ngang những đầu máy cày, máy tuốt lúa han rỉ. Đầu làng, cuối làng chỗ nào cũng chuồng trâu tập thể, trại chăn nuôi lợn, phân rác ngập đầy.
Suốt một đêm trắng, Vọng thức kể cho bà Cử Phúc và Cục nghe về quãng đời hơn hai mươi năm chìm nổi, phiêu bạt. Dường như lần đầu tiên kể từ ngày xa quê, anh mới có dịp sắp xếp lại những trang ký ức.
Mệt quá, Vọng ngủ thiếp đi trên tấm phản mà Cục đã thay cho chiếc sập cổ bị trưng thu hồi cải cách. Trong cơn mơ, Vọng thấy mình bé loắt choắt với cái tên Vện cúng cơm bà nội và u thường gọi. Cục và Vện dẫn bé Hậu ra bờ ao câu nhái cho vịt. Hậu rén đi sau hai anh, tay xách chiếc giỏ bằng tre đan, đựng nhái, bé như một quả phật thủ. Những con châu chấu nhỏ được mắc vào lưỡi câu, dùng dây gai nối vào đoạn cần tre. Chỉ cần nhử nhử bên vệ cỏ là con nhái háu ăn nhảy lên đớp. Đang ham câu, Vện bỗng nghe tiếng ùm, quay lại, thấy bé Hậu đang chới với dưới nước. Vện sợ quá, kêu oai oái chạy đi gọi u, gọi bà. Còn Cục, chẳng nói năng gì nhảy ùm xuống ao, vừa bơi vừa quờ tay túm tóc bé Hậu…
Cơn mơ về tuổi thơ làm Vọng bừng tỉnh. Anh thấy như nước từ tóc Hậu còn vương trên má mình. Anh thấy lờ mờ một gương mặt đang cúi sát xuống anh. Một bàn tay nhỏ bé đang xoá ngấn nước trên má anh. Thì ra đó là cô em gái Hậu tội nghiệp. Lúc anh kể chuyện, Hậu chỉ ngồi ở góc khuất phía xa nhìn. Lúc Vọng ngủ, cô mới dám lại gần, ngắm nhìn anh với vẻ mặt ngây ngô nhưng vô vàn âu yếm. Cô không hiểu sao mà anh Vọng của cô, lại khóc?
Hậu ơi, thế giới tuổi thơ của chúng mình đã chết rồi. Vọng thầm nói với em gái và chụp bàn tay lên mái tóc em "