dimanche 28 décembre 2008

Trinh Cong So'n, 3

Trinh Cong So'n, 3
.

.

Sao lại chỉ phản chiến ?

sao mọi người, ngay cả chúng ta, có thể thích Lennon mà không cần biết ông ta phản chiến, Dylan mà không cần biết ông ta bụi đời hay drop out, Jeager mà bất cần cuộc đời sa đọa anh ta, Picasso mà không màng đến việc ông ta vủ pu với vợ và người cha vô trách nhiệm, Schweizer mà mặc kệ ông ta là người cha tồi tệ, Einstein là 1 người chồng vô ân,....

mà chỉ trích TCS từng chân lông, từng hơi thở, từng chử, từng ý suy ra,....

chỉ vì các nhân vật trên là ngoại quốc ????

hay vì ta quá khắc khe với người "mình" như cha mẹ với con, hay người trong nhà, hay láng giềng ????


Một cô bạn, MiNo, viết về TCS"Tôi có một cái tật, khi thì mãi mê say sưa nói, lắm lúc lại muốn như dè sẻn từng lời. Chẳng biết vì sao, nhưng đôi khi lại thấy mình như con chim chuyền cành rít ríu, lúc giật mình lo sợ một cành cong.

Trong tôi nhiều bão nổi, chuyện của bạn, của ngày mai anh đi và nhiều nhiều nữa, giờ tôi chỉ muốn ngồi câm như thóc.

Nói gì ư? Nhất là về Trịnh Công Sơn. Tôi biết quá nhiều về ông như là một người thân thuộc, và cũng biết quá ít như một người hoàn toàn xa lạ.

Thân thuộc, gần gũi nhất là nhạc của ông nuôi tôi lớn lên thay cho tiếng ầu ơ câu hò ngọt lịm ca dao tục ngữ. Tôi nghe Diễm Xưa, Hạ Trắng, Ru Ta Ngậm Ngùi khi còn nằm nôi, và bập bẹ hát khi vừa biết đọc chữ. Nhạc của ông thân quen đến độ tôi từng ngỡ rằng tôi biết tất cả những bài nhạc của ông và có thể mở lời cất tiếng hát dẫu chưa từng thấy qua bài nhạc đó lần nào, như một ca sĩ thực thụ đọc xướng âm nhanh như đọc chữ. Năm tháng dạy tôi rằng tôi sai lầm hoàn toàn. Nhạc của ông có đơn giản cách mấy đi nữa, ca từ lúc nào cũng phức tạp, khó hiểu, hoặc mơ hồ, mang nhiều ý nghĩa.

Với thời gian, nhạc của ông, từ chữ từng lời có những thay đổi lớn trong tôi.

Thuở bé, rời Sài Gòn đi thăm Đà Lạt, mỗi một lần xe đến gần hơn, không gian lạnh hơn, tôi lại nghĩ về bài Biển Nhớ. Ngồi trên xe đò lẩm nhẩm "chiều sương ướt đẫm sơn khê" tôi nôn nao chờ những giây phút tôi đặt chân xuống lòng phố, hớn hở nhìn con dốc dài quen thuộc. "chiều sương ướt đẫm sơn khê" đó chính là Đà Lạt của tôi đó, với rừng thông trùng điệp vây quanh, với con thác Đa tăng la ào ạt, sâu kín.

Những ngày ở Sài Gòn, mỗi một dịp đưa tiễn một người ra đi xuất ngoại tôi lại nghĩ đến "Biển Nhớ" với câu chào "Ngày mai em đi" đến với cô, với chú, với anh với chị và những người đã may mắn hơn tôi, hơn gia đình tôi. Ôm cây đàn ngồi hát với bạn bè "Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về" tôi đã chực rơi nước mắt cho một cuộc chia ly, dẫu không là vĩnh viễn, nhưng cũng đủ ngậm ngùi khi nhìn những người thân còn ở lại.

Hay như những ngày tôi ngu ngơ đứng đợi ở bến xe bus, trên một con lộ lớn, cặp sách nặng trĩu trên vai và tự nhiên mắt cay cay khi ngước nhìn những ngọn đèn trơ trọi bên đường, một dãy đứng im lặng cô đơn... "thành phố mắt đêm đèn vàng" xa lạ này tự khi nào là chốn tôi lui tới đi về...

Biển Nhớ thật không phải là bài tâm đắc của tôi, chỉ là một trong nhiều bài hát của TCS đã gắn với cuộc đời tôi, nằm sâu trong tâm tưởng. Và như triệu triệu tâm hồn khác, tôi yêu nhạc của ông mà đôi khi không cần biết vì sao, không cần biết đến những lý giải về ý nghĩa của từng câu viết, ca từ, không màng đến những đánh giá, phê bình về thái độ, con người hay quan điểm chính trị của ông. Bình dị nhất tôi thích lần ông xoa đầu tôi và bảo "Hắn là tên hát "Lá ná trên cao rụng đầy" vì mi viết lá úa mà hắn đọc không ra đây hỉ"Nói gì ư? Nhất là về Trịnh Công Sơn. Tôi biết quá nhiều về ông như là một người thân thuộc, và tôi cũng biết quá ít như một người hoàn toàn xa lạ.

Thân thuộc, gần gũi nhất là nhạc của ông nuôi tôi lớn lên thay cho tiếng ầu ơ câu hò ngọt lịm ca dao tục ngữ. Tôi nghe Diễm Xưa, Hạ Trắng, Ru Ta Ngậm Ngùi khi còn nằm nôi, và bập bẹ hát khi vừa biết đọc chữ. Nhạc của ông thân quen đến độ tôi từng ngỡ rằng tôi biết tất cả những bài nhạc của ông và có thể mở lời cất tiếng hát dẫu chưa từng thấy qua bài nhạc đó lần nào, như một ca sĩ thực thụ đọc xướng âm nhanh như đọc chữ. Năm tháng dạy tôi rằng tôi sai lầm hoàn toàn. Nhạc của ông có đơn giản cách mấy đi nữa, ca từ lúc nào cũng phức tạp, khó hiểu, hoặc mơ hồ, mang nhiều ý nghĩa.

Với thời gian, nhạc của ông, từ chữ từng lời có những thay đổi lớn trong tôi.

Thuở bé, rời Sài Gòn đi thăm Đà Lạt, mỗi một lần xe đến gần hơn, không gian lạnh hơn, tôi lại nghĩ về bài Biển Nhớ. Ngồi trên xe đò lẩm nhẩm "chiều sương ướt đẫm sơn khê" tôi nôn nao chờ những giây phút tôi đặt chân xuống lòng phố, hớn hở nhìn con dốc dài quen thuộc. "Chiều sương ướt đẫm sơn khê" ông viết chính là cho Đà Lạt tôi đó, với rừng thông trùng điệp vây quanh, với những con thác ào ạt, sâu kín...

Những ngày ở Sài Gòn, mỗi một dịp đưa tiễn một người ra đi xuất ngoại tôi lại nghĩ đến Biển Nhớ với câu chào "ngày mai em đi" gởi đến cô, với chú, với anh với chị và những người đã may mắn hơn tôi và gia đình tôi. Khi tôi là người ra đi, ôm cây đàn ngồi hát với bạn bè "ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về" tôi đã chực rơi nước mắt cho một cuộc chia ly, dẫu không là vĩnh viễn, nhưng cũng đủ những nhớ nhung, ngậm ngùi khi biết rằng cuộc đời đang rẽ ngõ.

Hay như những ngày tôi ngu ngơ đứng đợi ở bến xe bus, trên một con lộ lớn, cặp sách nặng trĩu trên vai và tự nhiên mắt cay cay khi ngước nhìn những ngọn đèn trơ trọi bên đường, một dãy đứng im lặng cô đơn... "thành phố mắt đêm đèn vàng" -ở đất nước xa xôi này- tự khi nào là chốn tôi lui tới đi về...

Biển Nhớ thật không phải là bài tâm đắc của tôi, chỉ là một trong nhiều bài hát của TCS đã gắn với cuộc đời tôi, nằm sâu trong tâm tưởng. Và như triệu triệu tâm hồn khác, tôi yêu nhạc của ông mà đôi khi không cần biết vì sao, không cần biết đến những lý giải về ý nghĩa của từng câu viết, ca từ, không màng đến những đánh giá, phê bình về thái độ, con người hay quan điểm chính trị của ông. Bình dị nhất, tôi thích lần ông xoa đầu tôi và bảo "Hắn là tên hát "Lá ná trên cao rụng đầy" vì toa viết lá úa mà hắn đọc không ra đây hỉ" "

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire