mardi 23 décembre 2008

Vang Anh, Thuỳ Linh hay nhân vật và đời



Vang Anh, Thuỳ Linh hay nhân vật và đời




.
.
.
phim (gồm cả tác phẩm như truyện, truyện tập TV, cổ tích, v.v.) là phim
đời là đời
ngày xưa, theo thông lệ hay cổ truyền chuyện phải có tính cách dạy đời, hay có hậu, để có tính cách tốt về phương diện đạo đức, luân lý cho đa số độc giả chấp nhận
nhưng trong các tác phẩm mang tính cách giải trí (hát, kịch, v.v.) không hẳn những tính cách dạy đời, đạo đức, v.v được tuân thủ
Ngày nay, không vậy. Tác giả không luôn luôn theo đường đó
và nghệ sĩ cũng thế
vì xã hội ít gò bó hơn, chính quyền khó dùng áp lực, và ảnh hưởng thế giới không thể tránh được
nhưng trong thực tế, có nhiều người có cuộc đời họ giống như “phim” và nhiều người muốn “phim” là cuộc đời, không những cho họ, mà cho cả những người khác nhận thấy như vậy.
May thay, với đại đa số, cuộc đời không liên quan gì đến phim , và ngược lại
những người muốn “phim” là cuộc đời thường là những người bảo thủ, có quan niệm đạo đức và luân lý “truyền thống” và tầm nhìn lối cũ . Họ như những con ngựa, mang miếng che mắt, thoải mái theo mãi 1 con đường đã vạch sẳn
họ hay nhầm lẩn giải trí và lòng tin
Nếu là nhà đạo diễn hay độc giả, họ hay bắt diễn viên phải có phong cách như là nhà giãng đạo hay giáo sư. Đời (riêng tư phải phản ảnh phong cách nhân vật)
Họ quên mất một nguyên tắc : đã là diễn viên, nghệ sĩ chỉ cốt ý diễn. Nhân vật trong tác phẩm quan trọng hơn người, không phải là người thật, và nhất chuyện không là đời, và đặc biệt là đời sống cá nhân
nhưng những “con ngựa” nầy chỉ muốn, và hơn nữa, đòi hỏi diễn viên phải là nhân vật mà không quan tâm đến tài của diễn viên làm cho nhân vật như thật
sự đòi hỏi và đôi khi đưa đến phỉ báng rất gay gắt nhất của độc giả khi những diễn viên là người cùng gốc, họ hàng hay quốc tịch.
Họ quên mất là Bồ Tùng Linh, Namu, Kamasutra,v.v. nổi tiếng nhiều vì tài, vì tác phẩm chứ không vì dục tính hay vì cuộc sống cá nhân
Nhiều người đọc các tác phẩm, nhứt là tác phẩm ngoại lệ phản ảnh cuộc sống buông thả, chỉ cốt để tìm dục dể tự thỏa mãn (lén). Nhưng lại hay có tính “ồn ào” đạo đức giả công cộng
Chuyện Yến Vi, và gần đây, Thuỳ Linh, cho thấy như vậy
Ít ai bàn đến cách diễn xuất trên tác phẩm chính thức và bên lề
đa số bàn về cuộc đời riêng tư, cá nhân của diễn viên
và thiểu số “ngựa” chỉ có khả năng suy, nhìn, biết và đòi hỏi nhân vật phải là người
ngày xưa, tôi cũng như đa số “teen” thời đó, và thời nay (có nghĩa là bình thường) có những giấc mơ, đêm mộng, hay lúc mị, ….
erotic
May quá , tôi không là gì khác hơn là 1 chú bé bình thường vô danh tiểu tố nên tnhững con “ngựa ” không thấy, không biết nên dĩ nhiên là không bàn
nếu không, tôi sẽ bị sỉ vả, mạt sát như Yến Vy hay Hoàng Thùy LinhKhốn khổ thay cho những kẻ nhầm lẩn “phim” và đời

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire